Hiệu quả từ mô hình sinh viên tự quản thuộc bộ môn Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh

Nguyễn Thị Đấu*, Nguyễn Thùy Linh* và Lý Thị Thu Lan*
Với phương châm “Mang đến cơ hội học tập chất lượng cho cộng đồng”, trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Trà Vinh nói chung, Khoa Nông nghiệp – Thủy sản nói riêng đã khẳng định được chất lượng đào tạo, thương hiệu và vị thế trong hệ thống giáo dục của cả nước. Để có được thành quả trên một phần là do Nhà trường không ngừng đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, bám sát yêu cầu thực tiễn của địa phương và xã hội với nhiều chương trình đa dạng như chương trình hợp tác đào tạo với doanh nghiệp (Co-op), mô hình học tập suốt đời,….Một trong những hoạt động góp phần tạo nên sự thành công trên đó chính là mô hình sinh viên tự quản mà Bộ môn Chăn nuôi Thú y, khoa Nông nghiệp – Thủy sản đang triển khai thực hiện trong suốt thời gian qua.
Mục tiêu chất lượng của đào tạo là xây dựng con người có tri thức, học để biết, học để làm việc, vì vậy Bộ môn Chăn nuôi Thú y đã chủ động triển khai mô hình sinh viên tự quản kể từ năm học 2014 – 2015, với mong muốn cung cấp các tiện ích học tập chuẩn mực, tạo một môi trường học tập và nghiên cứu tích cực, năng động cho sinh viên trong việc thực hành môn học, rèn luyện tay nghề suốt quá trình đào tạo chuyên ngành chăn nuôi, thú y ở cả 3 bậc học (đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp). Hàng năm, Bộ môn căn cứ theo kế hoạch đào tạo của từng học kỳ trong năm học và trên cơ sở phân bổ thời gian hợp lý, sinh viên sẽ được đăng ký tham gia mô hình thiết thực này tại Trại Thực nghiệm Chăn nuôi thuộc Bộ môn với sự phối hợp, theo dõi, giám sát chặt chẽ của các giảng viên Bộ môn nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các em trong suốt quá trình tham gia.
Khi tham gia mô hình thiết thực này, sinh viên sẽ thực sự được trải nghiệm với một số mô hình như: mô hình nuôi heo giống, heo thịt; mô hình nuôi gà thả vườn, công nghiệp; mô hình nuôi gà lông màu có nguồn gốc Hungary; mô hình nuôi động vật và động vật hoang dã với nhiều chủng loài khác nhau (thỏ, vịt, chim, bồ câu, heo rừng, gà rừng, trăn, rắn,…); thực hành những môn học liên quan đến chuyên ngành đào tạo như: sinh lý động vật, dược lý thú y, bệnh truyền nhiễm thú y, sản khoa thú y,…
Để mô hình ngày càng phát triển tiến xa hơn nữa, các cán bộ giảng viên của Bộ môn luôn theo dõi, nắm bắt kịp thời thành tựu khoa học mới trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y; từ đó phối hợp với lãnh đạo đơn vị đề ra những biện pháp hỗ trợ, chính sách phát triển ngày càng hiệu quả. Thời gian đầu diễn ra mô hình, cơ sở vật chất còn hạn chế, tổng số đàn vật nuôi còn khiêm tốn nhưng nhờ biết tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của thầy và trò vào trong sản xuất, tính đến nay tổng số đàn vật nuôi có tăng đáng kể.

Bang

Một số hình ảnh hoạt động của mô hình sinh viên tự quản tại Trại thực nghiệm Chăn nuôi (Ảnh chụp vào tháng 5/2016)

img_sinh vien img_sinh vien1 img_sinh vien2

Trong năm học 2015 – 2016, số lượng sinh viên tham gia mô hình là trên 20 em, thời gian từ 3 – 4 tháng/mô hình. Lồng ghép vào những mô hình này, sinh viên còn tham gia đăng ký và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, đồ án tốt nghiệp cuối khóa, từ đó giúp cho sinh viên hiểu được phần nào các yêu cầu và mong đợi trong lĩnh vực nghề nghiệp sau này mà các em đã chọn. Ngoài ra, đây cũng là nơi mà các em sinh viên có thể giao lưu, học tập kinh nghiệm cùng nhau trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường. Với sự định hướng nhất quán và mang tính đúng đắn về việc tạo một điều kiện học tập chất lượng cho người học, trong năm học 2016 – 2017 và những năm học tiếp theo Bộ môn Chăn nuôi Thú y sẽ tiếp tục duy trì, mở rộng mô hình sinh viên tự quản ngày càng phát triển hơn cả về số lượng và chất lượng góp phần thúc đẩy khả năng học tập, nghiên cứu khoa học trong sinh viên.
* Bộ môn Chăn nuôi Thú y, Khoa Nông nghiệp – Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *