THÚ Y

Thông tin tuyển sinh/quản lý
Tên chương trình đào tạo
Đại học Thú y
Cấp khung bậc bằng cấp Việt Nam
Bậc 6
Các thông tin được cung cấp cho sinh viên trúng tuyển vào chương trình đào tạo:
Nơi đạo tạo Nơi giảng dạy
Trường Đại học Trà Vinh Trường Đại học Trà Vinh
Khoa quản lý
Khoa Nông nghiệp Thủy sản
Tên bằng cấp được cấp
Đại học Thú y
Mã ngành đào tạo
52640101
Phương thức tuyển sinh
– Phương thức 1: Xét kết quả Kỳ thi THPT quốc gia là điểm cộng 03 môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; điểm sàn của Trường ĐHTV (Điểm sàn, thường tổng điểm 3 môn khối thi >=15),  các tổ hợp môn xét tuyển:A02: Toán, Hóa học và Tiếng Anh

B00: Toán, Hóa học và Sinh học

D08: Toán, Sinh học và Tiếng Anh

D90: Toán, KHTN và Tiếng Anh

– Phương thức 2: Xét điểm trung bình chung của các môn học trong năm học lớp 12 thuộc tổ hợp môn xét tuyển. Ngưỡng điểm tối thiểu xét từ 6.0 trở lên cho các ngành bậc Đại học.

– Phương thức 3: Tuyển thẳng các học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.

Vượt qua vòng phỏng vấn để đánh giá phù hợp chuyên ngành của ứng viên.

 

Thời gian đào tạo và phương thức học
Chương trình Thời gian đào tạo Phương thức đào tạo Thời gian bắt đầu năm học Phương pháp dạy học
Đại học Thú y 4,5 năm Chính quy Tháng 9 Học trên lớp,Học tại trường
Ngôn ngữ đào tạo
Tiếng Việt
Ngôn ngữ đánh giá
Tiếng Việt
2. Chương trình được công nhận bởi chuyên môn, luật định hay các quy định
Theo qui định của Luật giáo dục
3. Người quản lý chương đào tạo
Lâm Thái Hùng (Trưởng nhóm), các thành viên: Huỳnh Kim Hường, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thị Kim Quyên và Hồ Quốc Đạt
4. Mục đích và kết quả học tập
4a. Mục tiêu chương trình
PO1 Khởi nghiệp và làm việc tốt trong vai trò Cử Nhân Thú Y
PO2 Vận dụng kiến thức chuyên ngành Thú Y để nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN, đóng góp cho sự phát triển của ngành Thú Y Việt Nam và toàn cầu.
PO3 Tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề trong bối cảnh đa dạng.
PO4 Học tập suốt đời, nâng cao trình độ hay năng lực chuyên môn thông qua việc tham gia các chương trình đào tạo sau đại học và các hoạt động trao đổi, học hỏi về chuyên môn từ các tổ chức nghề nghiệp và xã hội.
PO5 Thực hiện công việc với đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, ý thức bảo vệ môi trường và sức khỏe cho cộng đồng và xã hội.
4b. Kết quả học tập mong đợi
ELO1 Áp dụng các kiến thức khoa học, kỹ thuật, xã hội và các vấn đề đương đại vào lĩnh vực Thú Y.
ELO2 Phân tích dữ liệu phục vụ các vấn đề, khảo sát, nghiên cứu trong ngành thú y
ELO3 Đánh giá tác động của môi trường đối với hành vi và phúc lợi động vật trong xã hội và đánh giá các mối quan tâm thực tế trong xã hội về việc sử dụng động vật
ELO4 Lập kế hoạch chăm sóc, điều trị và quản lý sức khoẻ các loại gia súc, gia cầm trên thị trường Việt Nam theo hướng sản xuất sạch hơn, nâng cao sức khỏe vật nuôi và đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho con người.
ELO5 Vận dụng tốt tư duy phân tích, phán đoán, phản biện và giải quyết vấn đề trong bối cảnh đa dạng
ELO6 Làm việc độc lập và lãnh đạo nhóm, quản lý dự án đạt mục tiêu đề ra
ELO7 Giao tiếp đa phương tiện, đa văn hoá một cách hiệu quả, đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Thú y
ELO8 Tư vấn kỹ thuật, kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi thú y mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng
ELO9 Sử dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại của ngành Thú Y một cách hiệu quả
ELO10 Tác phong làm việc chuyên nghiệp, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, thể hiện ý thức bảo vệ môi trường và con người, lòng yêu quý và bảo vệ động vật
ELO11 Tinh thần khởi nghiệp và học tập suốt đời
5.g. Các thông tin khác của chương trình
i) Học cách khoảng
Không
ii) Tổ chức tham gia cùng đào tạo
ii) Tổ chức tham gia cùng đào tạo
Không
iii) Tính quốc tế hóa
Chương trình nhằm trang bị cho SV những năng lực làm việc trong ngành Thú y đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước, tương thích với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Chương trình có các sinh viên trong khu vực ASEAN tham gia học tập. Sinh viên được tham gia các hoạt động giao lưu học thuật quốc tế theo chuyên đề tại các nước trong khu vực. Bên cạnh đó nhà trường có các hoạt động giao lưu quốc tế tạo môi trường giao tiếp đa văn hóa.

Chương trình cung cấp cơ hội học tập cho tất cả sinh viên không phân biệt dân tộc, giới tính, tình trạng khuyết tật
6. Các điểm liên quan và những quy định
6.a. Đối sánh chương trình
 Chương trình đối sánh với Khung trình độ quốc gia Việt Nam ngành Thú y (Quyết định Số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016)Chương trình được đối sánh và tinh lọc các nội dung tốt nhất từ các chương trình có uy tín trong nước (Đại học Cần Thơ; Học Viện Nông nghiệp Việt Nam) và các chương trình nước ngoài (Đại Gadja Mada University, Indonesia; Đại học Mahidol, Thái Lan; UC Davis University, USA; Queensland University, Australia; University of London, UK)
 6.b. Quy định cấp bằng Đại học
Tích lũy số học phần và số lượng tín chỉ của chương trình đào tạo quy địnhĐiểm trung bình tích lũy toàn khóa học từ 2 trở lên

Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất

Có chứng chỉ ngoại ngữ B1 hoặc vượt qua 4 modules Anh văn không chuyên,  kỹ năng mềm (4 chứng chỉ)

7. Cấu trúc chương trình
7.a. Cấu trúc môn học
Toàn bộ khối lượng chương trình sẽ được tổ chức thực hiện trong 4,5 năm học (phân bổ trong 9 học kỳ).Tổng khối lượng chương trình: 157 tín chỉ

Trong đó:

Lý thuyết: 74  tín chỉ

Thực hành: 83  tín chỉ

* Chưa kể khối kiến thức Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh.

CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH

1. Khối kiến thức giáo dục đại cương:  47 tín chỉ

1.1. Kiến thức lý luận chính trị: 10 tín chỉ

1.2. Ngoại ngữ (Theo quy định của Trường): 15 tín chỉ

1.3. Giáo dục thể chất: 03 tín chỉ

1.4. Giáo dục QP- AN (Theo quy định của Trường): 165 tiết

1.5. Kiến thức đại cương:  22 tín chỉ

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 86 tín chỉ

2.1. Kiến thức cơ sở ngành: 24 tín chỉ

2.2. Kiến thức chuyên ngành: 53 tín chỉ

– Bắt buộc: 37 tín chỉ

– Tự chọn: 16 tín chỉ

2.3. Khởi nghiệp:  02 tín chỉ

2.4. Đồ án tốt nghiệp: 07 tín chỉ

3. Co-op: 24 tín chỉ

 7.b. Các môn học tự chọn
Môn học tự chọn: chọn 8 trong 17 môn: Chăn nuôi động vật thí nghiệm, Bảo vệ quyền lợi động vật, Chăn nuôi thỏ, Chăn nuôi chó, mèo, Biến đổi khí hậu trong chăn nuôi, Mô hình kết hợp an toàn sinh học, Dược liệu, Độc chất học thú y, Bệnh cá, tôm, Bệnh truyền lây từ động vật sang người, An toàn vệ sinh thực phẩm, Kinh tế phát triển, Quản lý sản xuất và an toàn lao động, Chăn nuôi động vật hoang dã, Gieo tinh nhân tạo, Vi sinh trong chăn nuôi, Vệ sinh môi trường chăn nuôi-thú y.
7.c. Thiết kế đánh giá chương trình
i) Liên hệ với giảng viên
Chương trình được thiết kế  157  tín chỉ, 74 lý thuyết, 83 thực hành. Trong đó, mỗi môn học giảng viên đều sử dụng hệ thống E-learning, tại đây sinh viên có thể tương tác trực tuyến với giảng viên mọi nơi, mọi lúc. Giảng viên đưa lên các bài tập tình huống, bài tập thảo luận hoặc chuyên đề lên E-learning. Ngoài ra, đối với các môn học chuyên ngành, một số môn học thì sinh viên được thực hiện project. Sinh viên còn được thực hiện các mô hình khởi nghiệp tại trại thực nghiệm, tự lập kế hoạch chăn nuôi, thực hiện chăm sóc và kinh doanh các sản phẩm từ mô hình.
ii) Tự học tập và nghiên cứu của sinh viên
Trường có kho tài liệu trực tuyến nhằm giúp sinh viên tìm kiếm những tài liệu liên quan đến học tập https://lib.tvu.edu.vn/

Giảng viên cũng có đăng tải các tài liệu, hình ảnh, video liên quan đến môn học mình giảng dạy qua hệ thống E-learning nhằm tạo nguồn học liệu trực tuyến cho sinh viên.

iii) Đánh giá kết thúc
Các môn học được giảng dạy từ giới thiệu đến đánh giá qua trả lời các câu hỏi ngắn, thuyết trình, thi vấn đáp, thi viết.

Các môn học giúp sinh viên rèn luyện và củng cố thì được đánh giá qua thuyết trình (rubric đánh giá thuyết trình), bài tập tình huống, bài tập nhóm, rubric đánh giá bài thi thực hành.

Ngoài ra, đối với các môn chuyên ngành sinh viên còn được đánh giá qua project (rubric đánh giá về hoạt động nhóm, thái độ, nội dung và sản phẩm,…).

Đối với đồ án tốt nghiệp, sinh viên báo cáo trước Hội đồng và được đánh giá vào phiếu chấm đồ án bao gồm đánh giá về nội dung, hình thức, phong cách báo cáo và thái độ trả lời câu hỏi.

8. Giảng viên giảng dạy
8.a. Giảng viên xây dựng và giảng dạy.
Áp dụng theo Quyết định 2438/QĐ-ĐHTV, ngày 23/9/2014 Ban hành quy định về công tác giảng dạy và Quyết định số 1500/QĐ – ĐHTV, ngày 07/4/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy định về công tác giảng dạy ban hành kèm theo Quyết định số 2438/QĐ-ĐHTV, ngày 23/9/2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Trà Vinh

Nhiệm vụ giảng viên cơ hữu:

– Tham gia xây dựng và cải tiến chương trình đào tạo

– Biên soạn đề cương môn học, đề cương chi tiết, giáo trình, tài liệu giảng dạy

– Giảng dạy và đánh giá sinh viên,

– Nghiên cứu khoa học

– Chuyển giao khoa học công nghệ, phục vụ cộng đồng.

8.b. Giảng viên thỉnh giảng.
 Nhiệm vụ của giảng viên thỉnh giảng- Thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá sinh viên giống giảng viên cơ hữu

– Tham gia xây dựng và cải tiến chương trình đào tạo

– Biên soạn đề cương môn học, đề cương chi tiết, giáo trình, tài liệu giảng dạy

9. Học tập qua trãi nghiệm
9.a. Chương trình bắt buộc sinh viên phải học tập trãi nghiệm tại các doanh nghiệp
i) Chương trình có các học phần tự chọn
ii) Học tập qua trãi nghiệm:
Nhằm giúp sinh viên quan sát được hoạt động trong ngành Thú y, chương trình được thiết kế với học phần:-  Field trip: sau khi học hết các môn đại cương sinh viên được đi tham quan các nhà máy sản xuất thức ăn, nhà máy sản xuất thuốc thú y, các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm của các công ty, lò mổ gia súc tại các công ty, viên Pasteur, …qua đó giúp SV định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

–  Internship 1: Sau khi kết thúc học phần Field trip sinh viên sẽ được tham gia học tập thực tế tại các công ty, trang trại, phòng mạch,..trong thời gian 3 tháng (Co-op 1), tại đây các em sẽ được tham gia vào các công việc tại nơi mình thực tập, qua đó các em sẽ quan sát, ghi nhận những kiến thức thực tế trong lĩnh vực Thú y

–  Internship 2: sinh viên được tham gia khóa Co-op 2 với nội dung Chẩn đoán và điều trị gia súc độc vị, sinh viên sẽ được tham gia tại các địc điểm về thú độc vị như heo, gia cầm, chó, mèo, với thời gian 3 tháng sinh viên sẽ được đào tạo các phương pháp chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp điều trị các bệnh thường gặp tại nơi mà các em thực tập

–  Internship 3: sinh viên được tham gia khóa Co-op 3 với nội dung Chẩn đoán và điều trị gia súc nhai lại, sinh viên sẽ được tham gia tại các địc điểm về thú nhai lại trong thời gian 3 tháng, sinh viên sẽ được đào tạo các phương pháp chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng và phương pháp điều trị các bệnh thường gặp tại nơi mà các em thực tập

–  Internship 4: sinh viên được tham gia khóa Co-op 4 với nội dung Thực tập tốt nghiệp, với đợt intership này sinh viên sẽ định hướng nghiên cứu khoa học nhằm giúp xây dựng đề cương đồ án tốt nghiệp ở học kỳ tiếp theo.

iii) Đơn vị quản lý và sắp xếp nơi học tập trãi nghiệm
 Bộ môn phân công 1 giảng viên làm điều phối các Internships: lập kế hoạch, liên hệ địa điểm, chọn lọc địa điểm thích hợp và sắp xếp số lượng sinh viên đến từng doanh nghiệp thông qua sự kiểm duyệt của Bộ môn và khoa . Bên cạnh đó, các giảng viên bộ môn hỗ trợ tìm địa điểm, doanh nghiệp và tham gia hướng dẫn và giám sát từng nhóm sinh viên trong quá trình các em thực tập tại doanh nghiệp nhằm kịp thời liên hệ, giám sát và hỗ trợ.
iv) Nơi học tập trãi nghiệm
Chương trình được thiết kế 9 học kỳ trong đó có 4 học kỳ sinh viên học tại doanh nghiệp (4 internship)
v) Tiêu chuẩn nơi học tập trãi nghiệm
Phù hợp với ngành nghề đào tạo của sinh viênĐảm bảo đạt yêu cầu với ngành nghề Thú y

Doanh nghiệp có bảng mô tả công việc sinh viên sẽ làm trong thời gian tham gia học phần 4 internship

Ưu tiên Doanh nghiệp có điều kiện đảm bảo cho sinh viên ăn, nghỉ, sinh hoạt

Đảm bảo sinh viên làm việc đúng chuyên môn, đúng luật lao động khi tham gia internship

Doanh nghiệp có quy trình sản xuất gồm nhiều giai đoạn thì sinh viên được tạo điều kiện luân phiên thực tập ở các giai đoạn trong thời gian thực tập

Sinh viên nên bố trí theo nhóm khi tham gia học internship ở xa trường.

Ưu tiên doanh nghiệp có trả lương cho sinh viên trong thời gian thực tập

vi) Thời gian và số lần học tập trãi nghiệm trong chương trình
Chương trình có 4 internship là 4 đợt học tập tại công ty, mỗi đợt 3 tháng, từ đó sinh viên có cơ hội học tập về chuyên sâu và các kỹ năng chuyên ngành
vii) Trách nhiệm của các cá nhân và đơn vị tham gia?
 Phân công điều phối viên internshipPhân công cán bộ hỗ trợ cho điều phối viên

Hỗ trợ tìm kiếm và ký kết hợp tác Doanh nghiệp

Rút kinh nghiệm cho mỗi lần internship

Cung cấp kế hoạch triển khai chi tiết của CT internship cho Phòng Đào tạo và Trung tâm Hỗ trợ – Phát triển Dạy và Học theo thời gian quy định.

Phối hợp chặt chẽ với Phòng Đào tạo để sắp xếp Thời khóa biểu sao cho đảm bảo kịp thời gian internship.

Vào HK cuối của CT, lập bản tổng hợp các SV đã hoàn thành đủ các học phần internship theo quy định trình Khoa ký duyệt và gửi về:

Phòng Đào tạo và Phòng Khảo thí để xét công nhận tốt nghiệp.

Trung tâm Hỗ trợ – Phát triển Dạy và Học để cấp chứng nhận cho SV. (Nếu sinh viên có yêu cầu. SV có thể sử dụng chứng nhận như một minh chứng trong Hồ sơ xin việc).

Nếu Điều phối viên internship là Phó trưởng Bộ môn chịu trách nhiệm, chịu giám sát và đánh giá chất lượng công việc điều phối internship từ Trưởng BM.

viii) Yêu cầu sinh viên cần thuân thủ khi tham gia
Thông báo sv về trách nhiệm khi đi thực tập:Thực hiện đầy dủ các cam kết và trách nhiệm trước khi bắt đầu thực tập

Tuân theo các chính sách, nội quy và quy định của công ty, doanh nghiệp

Đóng góp tích cực cho công ty, doanh nghiệp

Thực hiện công việc với thái độ trách nhiệm, chuyên nghiệp như là nhân viên thực thụ của doanh nghiệp

Duy trì tác phong nghề nghiệp ở mọi lúc

Nộp báo cáo và trình bày trước lớp

Trong quá trình thực tập có xảy ra sự cố tại cơ sở thực tập. Sinh viên phản hồi, khiếu nại trực tiếp đối với điều phối internship. Điều phối viên sẽ kết hợp với lãnh đạo Bộ môn làm việc với đơn vị thực tập và sinh viên để giải quyết. Nếu sinh viên không đồng ý với cơ sở thực tập hiện tại, Bộ môn và điều phối viên sẽ gợi ý và thay đổi địa điểm phù hợp cho sinh viên. – nhiệm vụ điều phối viên (Quy định về chương trình internship (Trính Quy định về công tác Hợp tác Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1963 /QĐ-ĐHTV ngày 16 tháng 8 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh)SV bị đánh giá KHÔNG ĐẠT đối với học phần internship khi SV vi phạm một trong các trường hợp sau:

SV không thực hiện đúng những thỏa thuận với DN (công việc, thời gian).

SV không tuân thủ nội quy DN, bị nhắc nhở, cảnh cáo và vi phạm các nội quy an toàn lao động, hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp tại nơi làm việc.

SV bị DN trả về Trường.

SV tự ý bỏ làm việc khi chưa hết thời gian thỏa thuận với DN.

SV vi phạm pháp luật tại địa phương nơi lưu trú trong thời gian internship.

SV không nộp các hồ sơ quy định đúng thời hạn.

Nếu vi phạm một trong các trường hợp nêu trên, bên cạnh việc bị đánh giá Không đạt học phần internship, SV còn bị xử lý theo quy định hiện hành của Trường Đại học Trà Vinh. (Quy định về chương trình internship (Trích Quy định về công tác Hợp tác Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1963 /QĐ-ĐHTV ngày 16 tháng 8 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh

x) Đánh giá lại khi sinh viên chưa đạt
Sinh viên nếu không đạt internship nào thì phải thực hiện lại internship đó (Thực hiện theo quy định đánh giá môn học của Trường-Quyết định số 4138/QĐ – ĐHTV, ngày 09/9/2019  về việc ban hành Quy định đánh giá học phần và Quyết định số 4001/QĐ-ĐHTV,  ngày 21/08/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 4138/QĐ-ĐHTV ngày 09/09/2016 của Hiệu trưởng Trường ĐH Trà Vinh về Quy đinh Đánh giá Học phần
xi) Hỗ trợ nhắc nhỡ và cảnh báo
Sinh viên được trao đổi với điều phối internship để được nhắc nhở các vấn đề liên quan đến quy trình thực tập và  an toàn lao động trong quá trình thực tậpBảng thỏa thuận hợp tác liên kết đào tạo với Công ty – cam kết an toàn lao động cho sinh viên khi thực tập tại Doanh nghiệp, Công ty

Quản lý nguy cơ rủi ro về tai nạn lao động- bản cam kết

9.b. Hỗ trợ cho sinh viên trong việc học tập qua trãi nghiệm
i) chia sẻ thông tin trước khi tham gia hoạt động học tập qua trãi nghiệm
Sinh viên được phổ biến thời gian đi thực tập vào đầu mỗi học kỳ. Trước khi đi 2 tuần, điều phối viên sinh hoạt trước khi đi thực thực tập để cung cấp thông tin và hướng dẫn sinh viên các quy định, tiêu chuẩn đánh giá quá trình thực tập của Trường, Doanh nghiệp.

Sinh viên được hồ sơ internship và cách đánh giá để Doanh nghiệp đánh giá quá trình thực tập tại Doanh nghiệp. Điều phối viên internship và giảng viên giám sát, hướng dẫn sinh viên trong quá trình thực tập. Bộ môn kết hợp tổ chức đánh giá internship sau khi hoàn thành đợt thực tập.

ii) Người hỗ trợ trong hoạt động học tập qua trãi nghiệm
Điều phối viên internship và giảng viên giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên trong quá trình thực tậpDoanh nghiệp phân công cán bộ kỹ thuật giám sát, hướng dẫn  và hỗ trợ sinh viên thực tập tại Công ty, Doanh nghiệp
iii) Các phương tiện hỗ trợ trong theo dõi và quản lý
Điều phối viên và cán bộ giám sát, hướng dẫn sinh viên đều theo dõi, quản lý sinh viên qua các kênh trao đổi thông tin như: email, điện thoại, zalo, facebookTrong đợt thực tập (3 tháng), điều phối viên sẽ có 3 đợt thăm sinh viên tại Doanh nghiệp vào giữa kỳ trong mỗi internship.

Phương tiện hỗ trợ: email, điện thoại, e-learning, zalo, facebook,

iv) Nội dung của hoạt động trãi nghiệm
Trước khi sinh viên đến nơi thực tập, Khoa và Bộ môn sẽ trao đổi doanh nghiệp trao đổi về các quy định thỏa thuận hợp tác gửi sinh viên, yêu cầu công ty, Doanh nghiệp phân công nhân viên kỹ thuật giám sát sinh viên và tập huấn cho sinh viên những kỹ năng cần thiết khi thực tập tại Công ty
v) Hỗ trợ đánh giá
Cán bộ giám sát, hướng dẫn tại Doanh nghiệp được đánh giá sinh viên theo rubric của học phần internship, điều phối viên đều thông qua và hướng dẫn và tiêu chí đánh giá sinh viên theo rubric trong quá trình thực tập cho cán bộ kỹ thuật tại Công ty, Doanh nghiệp phụ trách hướng dẫn, giám sát sinh viên
vi) Hỗ trợ cải tiến hoạt động trãi nghiệm
Khảo sát nhà tuyển dụng, cơ quan nhà nướcCó thực hiện khảo sát nhà tuyển dụng hàng năm (1 lần/năm)

Dựa vào kết quả kháo sát, Bộ môn thực hiện cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực và hiệu quả hơn

10. sự tham gia của sinh viên trong phát triển chương trình
Sinh viên và cựu sinh viên được tham gia vào Hội đồng tư vấn chương trình

Mỗi 3 năm Khoa, Phòng ĐBCL, Phòng Đào tạo Bộ phận Phát triển chiến lược tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cựu sinh viên để thu thập ý kiến đóng góp nhằm cái tiến chương trình: Đóng góp ý kiến cho toàn CTĐT, Điểm mạnh/yếu và mực độ phù hợp của CTĐT, xu thế phát triển của ngành nghề

Ngoài ra mỗi năm định kỳ khảo sát và workshop đối với cựu sinh viên (hàng năm), Tracer program (Từng học kỳ), Workshop và Seminar (từng năm học)

11. Thay đổi chương trình
i) Có thể thêm vào chương trình
ii) Có thể giảm tải chương trình
12. Chất lượng và tiêu chuẩn
– Cung cấp chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu thị trường lao động với sự tham gia của các bên liên quan- Lấy người học làm trung tâm trong việc tổ chức và luôn đảm bảo lợi ích trong việc học tập, nghiên cứu, cơ hội việc làm và dịch vụ hỗ trợ của trường.

– Mở rộng hợp tác với doanh nghiệp, doanh nhân và đối tác trên thế giới

– Duy trì và phát triển môi trường làm việc mở và minh bạch đảm bảo tất cả thành viên của khoa có cơ hội phát triển cá nhân.

– Duy trì và tiếp tục cải tiến hệ thống chất lượng bên trong qua ISO 9001 của quản lý chất lượng giáo dục.

– Ứng dụng và phát triển mô hình cao đẳng công đồng Bắc mỹ

13. Ngày cập nhật:
15/08/2018
Website của khoa:
www.nnts.tvu.edu.vn
14. Programme Map: Course Contribution to Expected Learning Outcomes

7. Kỹ năng đạt được, vị trí và cơ hội việc làm

Kỹ năng đạt được:
– Phòng và điều trị bệnh, chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi.
– Bào chế, sản xuất các dạng thuốc thông thường và một số dạng thuốc mới.
– Xử lý các trường hợp ngộ độc dược phẩm.
– Tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng và điều trị bệnh trên vật nuôi.
– Chẩn đoán bệnh trên gia súc, gia cầm, thú cưng và một số động vật hoang dã.

Vị trí và cơ hội việc làm:
– Tại các cơ quan Nhà nước, Trường, Sở, Ban ngành.
– Chuyên viên kỹ thuật về phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi.
– Công ty sản xuất kinh doanh về thuốc thú y và thức ăn gia súc, công ty giống vật nuôi.
– Các bệnh xá thú y hoặc hành nghề bác sĩ thú y tư nhân.
– Cán bộ kỹ thuật các công ty sản xuất hóa chất, thuốc thú y.