NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

ĐẶC TẢ CHƯƠNG TRÌNH

1.Thông tin tuyển sinh/quản lý
Tên chương trình đào tạo
Đại học Thủy sản
Cấp khung bậc bằng cấp Việt Nam
Bậc 6
Các thông tin được cung cấp cho sinh viên trúng tuyển vào chương trình đào tạo:
Nơi đạo tạo Nơi giảng dạy
Trường Đại học Trà Vinh Trường Đại học Trà Vinh
Khoa quản lý
Khoa Nông nghiệp Thủy sản
Tên bằng cấp được cấp
Đại học Nuôi trồng thủy sản
Mã ngành đào tạo
7620301
Phương thức tuyển sinh

– Phương thức 1: Xét kết quả Kỳ thi THPT quốc gia là điểm cộng 03 môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Điểm sàn, thường tổng điểm 3 môn khối thi >=15)

– Phương thức 2: Xét điểm trung bình chung của các môn học trong năm học lớp 12 thuộc tổ hợp môn xét tuyển. Ngưỡng điểm tối thiểu xét từ 6.0 trở lên cho các ngành bậc Đại học.

– Phương thức 3: Tuyển thẳng các học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế

– Các tổ hợp môn xét tuyển:

+ A02: Toán – Vật lý – Sinh học

+ B00: Toán – Hóa  học – Sinh học

+ D08: Toán –  Sinh  học –  Tiếng Anh

+ D90: Toán- khoa học tự nhiên- tiếng anh

Thời gian đào tạo và phương thức học
Chương trình Thời gian đào tạo Phương thức đào tạo Thời gian bắt đầu năm học Phương pháp dạy học
Đại học thủy sản 4,5 năm Chính quy Tháng 9 Học trên lớp/Học tại trường
Ngôn ngữ đào tạo
Tiếng Việt
Ngôn ngữ đánh giá
Tiếng Việt
2. Chương trình được công nhận bởi chuyên môn, luật định hay các quy định
Theo qui định của Luật giáo dục
3. Người quản lý chương đào tạo
Huynh Kim Huong, Phan Thi Thanh Truc, Nguyen Thi Hong Nhi, Duong Hoang Oanh, Pham Binh Nguyen, Lai Phuoc Son
4. Lĩnh vực làm việc
Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc như sau:

  • Cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, viện nghiên cứu.
  • Các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất và cung cấp dịch vụ thủy sản;
  • Công chức/viên chức ở các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,…

Tự tổ chức sản xuất và kinh doanh thủy sản

4. Mục đích và kết quả học tập
4a. Mục tiêu chương trình
Triết lý giáo dục của Trường Đại học Trà Vinh và chương trình

Trường có Triết lý giáo dục: “Trên cơ sở năng lực được đào tạo phù hợp thực tế, có đạo đức, có trách nhiệm, người học sẽ phát triển cá nhân và xã hội tốt hơn”

Triết lý giáo dục của chương trình là “Learning by Doing

 Lý thuyết kiến tạo trong giáo dục là một quan điểm nhận thức luận của việc học tập. Theo đó:

1) Việc học chỉ thực sự bắt đầu nếu người học có tâm thế hướng đến học tập

2) Người chủ động tạo ra kiến thức từ kinh nghiệm của họ.

Triết lý giáo dục này được chương trình triển khai thông qua mô thức đào tạo Co-Op. Người học được tham gia học tập và làm việc tại doanh nghiệp Thuỷ sản để tự xây dựng kiến thức, hình thành năng lực và phát huy khả năng sáng tạo.

5b. Thông tin chương trình
PO1 Tư vấn, chuyển giao công nghệ và nghiên cứu ứng dụng các vấn đề của ngành thủy sản phục vụ sản xuất và phát triển ngành, đóng góp cho sự phát triển bền vững về kinh tế của Việt Nam và nối kết ngành thủy sản Việt Nam với thị trường thế giới.
PO2 Giải quyết các vấn đề cơ bản về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thủy sản một cách chuyên nghiệp, sáng tạo và có đạo đức.
PO3 Có động cơ học tập mở rộng kiến thức, phát hiện các tri thức mới và nâng cao năng lực, phát triển bản thân và nghề nghiệp.
5c. Kết quả học tập mong đợi
ELO1 Áp dụng kiến thức Toán, khoa học, kỹ thuật, xã hội và các vấn đề đương đại vào lĩnh vực Thuỷ sản
ELO2 Phân tích dữ liệu phục vụ các vấn đề, khảo sát, nghiên cứu thủy sản
ELO3 Đánh giá chất lượng chăm sóc, điều trị và quản lý sức khỏe của các đối tượng thủy sản
ELO4 Thiết kế mô hình nuôi và sản xuất giống thủy sản theo hướng sản xuất sạch và đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho con người.
ELO5 Vận dụng tư duy phân tích, phán đoán, phản biện và giải quyết vấn đề trong bối cảnh nghề nghiệp và xã hội
ELO6 Làm việc độc lập và lãnh đạo nhóm, quản lý dự án đạt mục tiêu đề ra.
ELO7 Giao tiếp đa phương tiện, đa văn hoá một cách hiệu quả, đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Thủy sản
ELO8 Tư vấn kỹ thuật, kinh doanh trong lĩnh vực Thủy sản nhằm mang lại lợi ích cho các bên liên quan (nhà sản xuất, nhà kinh doanh, cộng đồng).
ELO9 Sử dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại của ngành Thủy sản một cách hiệu quả.
ELO10 Tuân thủ luật pháp, tác phong làm việc chuyên nghiệp, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, thể hiện ý thức bảo vệ môi trường và con người, lòng yêu quý và bảo vệ động vật thủy sản.
ELO11 Định hướng tương lai rõ ràng, thể hiện ham muốn khởi nghiệp và học tập suốt đời.
5.g. Các thông tin khác của chương trình
i) Học cách khoảng
Chương trình nhằm trang bị cho sinh viên những năng lực làm việc trong ngành NTTS để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Không
ii) Tổ chức tham gia cùng đào tạo
Chương trình cung cấp cơ hội học tập cho tất cả sinh viên không phân biệt dân tộc, giới tính, tình trạng khuyết tật.
6. Điểm tham chiếu và quy định chương trình
iii) Tính quốc tế hóa Không

Chương trình nhằm trang bị cho SV những năng lực làm việc trong ngành Nuôi trồng thủy sản đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước, tương thích với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Chương trình có các sinh viên trong khu vực ASEAN tham gia học tập. Sinh viên được tham gia các hoạt động giao lưu học thuật quốc tế theo chuyên đề tại các nước trong khu vực. Bên cạnh đó nhà trường có các hoạt động giao lưu quốc tế tạo môi trường giao tiếp đa văn hóa

iv) Đối tượng được tham gia
Chương trình cung cấp cơ hội học tập cho tất cả sinh viên không phân biệt dân tộc, giới tính, tình trạng khuyết tật
7. Cấu trúc chương trình và yêu cầu trình độ của khoa học và số tín chỉ…..
7.a. Cấu trúc chương trình
Học kỳ I
TT MÃ MH TÊN MH TS LT TH/TN
1 19100 Giáo dục thể chất 1 1 0 1
2 190018 Giáo dục Quốc phòng- An ninh 165 tiết
3 180000 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 5 5 0
4 410291 Anh văn không chuyên – Beginner 3 2 1
5 220220 Tin học ứng dụng cơ bản 3 1 2
6 450015 Pháp luật đại cương 2 1 1
7 330159 Sinh học đại cương 2 1 1
8 350179 Nhập môn thủy sản 2 2 0
Tổng 17 (chưa kể GDTC và GDQP-AN) 12 05
Học Kỳ II
TT MÃ MH TÊN MH TS LT TH/TN
1. 19206 Giáo dục thể chất 2 1 0 1
2. 180001 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 0
3. 410292 Anh văn không chuyên – Elementary 4 2 2
4. 350003 Động thực vật thủy sinh 2 1 1
5. 350012 An toàn lao động 2 1 1
6. 350085 Luật và chính sách phát triển thủy sản 2 1 1
7. 340087 Biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó 2 1 1
8. 350116 Hình thái, phân loại động vật thủy sản 3 2 1
9. 350180 Thực tập thực tế 1 0 1
Tổng 18 (chưa kể GDTC) 10 08
Học Kỳ III
TT MÃ MH TÊN MH TS LT TH/TN
1 19316 Giáo dục thể chất 3 1 0 1
2 180004 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam 3 3 0
3 410293 Anh văn không chuyên – Pre – Intermediate 3 2 1
4 460006 Vi sinh thủy sản 2 1 1
5 350041 Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản 3 2 1
6 350088 Công trình và thiết bị nuôi trồng thủy sản 2 2 0
7 350113 Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản 3 2 1
Các môn tự chọn 4 2 2
1 460199 Sinh thái thủy sinh vật 2 1 1
2 350093 Đánh giá tác động môi trường 2 1 1
3 460078 Quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản 2 1 1
4 460063 Tài nguyên sinh vật biển 2 1 1
Tổng 20 (chưa kể GDTC) 14 06
Học Kỳ IV
TT MÃ MH TÊN MH TS LT TH/TN
1 410294 Anh văn không chuyên – Intermediate 3 2 1
2 460077 Sinh lý động vật thủy sản 3 2 1
3 350016 Kỹ thuật nuôi cá 4 2 2
4 350046 Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên 3 1 2
5 350115 Thống kê và thí nghiệm trong thủy sản 3 1 2
6 410121 Co-op 1 6 0 6
Tổng 22 08 14
Học Kỳ V
TT MÃ MH TÊN MH TS LT TH/TN
1 350078 Anh văn chuyên ngành 2 1 1
2 350001 Bệnh tôm 2 1 1
3 350002 Bệnh cá 2 1 1
4 350183 Kỹ thuật nuôi giáp xác và thân mềm 4 2 2
5 290000 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 1 1
Các môn tự chọn 4 2 2
6 350118 Sinh vật chỉ thị 2 1 1
7 350119 Nuôi thủy sản kết hợp 2 1 1
8 350182 Công nghệ sinh học ứng dụng trong thủy sản 2 1 1
9 350132 Miễn dịch thủy sản 2 1 1
Tổng 16 08 08
Học Kỳ VI
TT MÃ MH TÊN MH TS LT TH/TN
1  350125 Thuốc và hóa chất trong thủy sản 2 1 1
2 350184 Kỹ thuật nuôi và sản xuất giống tôm càng xanh 3 1 2
3 350185 Kỹ thuật sản xuất giống cá 4 2 2
4 350127 Kỹ thuật nuôi và sản xuất giống thuỷ đặc sản 2 1 1
5 350189 Quản lý kinh tế trong thủy sản 2 1 1
6 350191 Marketing trong thủy sản 2 1 1
7 410122 Co-op 2 6 0 6
Tổng 21 07 14
Học Kỳ VII
TT MÃ MH TÊN MH TS LT TH/TN
1 350186 Quản lý sức khỏe động vật thủy sản 2 2 0
2 350187 Kỹ thuật nuôi và sản xuất giống cua biển 2 1 1
3 350188 Kỹ thuật sản xuất giống tôm 4 1 3
4 350120 Kỹ thuật nuôi và sản xuất giống cá cảnh 3 2 1
5 350064 Khuyến ngư 2 1 1
6 350190 Khởi nghiệp 2 1 1
7 410123 Co-op 3: thực tập tốt nghiệp 6 0 6
Tổng 21  08 13
Học Kỳ VIII
TT MÃ MH TÊN MH TS LT TH/TN
1 350083 Đồ án tốt nghiệp 7 0 7
Tổng 07 00 07
7.b. Các môn học tự chọn
Cơ sở ngành: Chọn 4 TC
TT MÃ MH TÊN MH TS LT TH/TN
1 460199 Sinh thái thủy sinh vật 2 1 1
2 350093 Đánh giá tác động môi trường 2 1 1
3 460078 Quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản 2 1 1
4 460063 Tài nguyên sinh vật biển 2 1 1
Tổng 8 4 4
Tự chọn chuyên ngành: Chọn 4 TC
TT MÃ MH TÊN MH TS LT TH/TN
1 350118 Sinh vật chỉ thị 2 1 1
2 350119 Nuôi thủy sản kết hợp 2 1 1
3 350182 Công nghệ sinh học ứng dụng trong thủy sản 2 1 1
4 350132 Miễn dịch thủy sản 2 1 1
Tổng 8 4 4
7.c. Thiết kế đánh giá chương trình
i) Liên hệ với giảng viên
Chương trình thiết kế  142  tín chỉ, 67 lý thuyết, 75 thực hành. Về lý thuyết ngoài học trực tiếp trên lớp, sinh viên còn tự học tự nghiên cứu thông qua các kênh như: E-learning, làm bài tập, bài báo cáo thuyết  trình…. Về thực hành ngoài việc học trên các phòng thí nghiệm, trại thực nghiệm của trường dưới sự hướng dẫn trực tiêp từ giảng viên thì chương trình còn thiết kế các học phần tại  các trang trại công ty để sinh viên có cơ hội học tập trãi nghiệm về nghề nghiệp. Hơn nữa sinh viên còn được học bằng project.
ii) Tự học tập và nghiên cứu của sinh viên

Về nguồn tài nguyên trực tuyến E – learning, sinh viên có thể chủ động thời gian học, học mọi lúc mọi nơi. Có môi trường trao đổi học tập trực tuyến, được sự giám sát và phản hồi trực tiếp từ giảng viên.

Các học phần Co – op tại các doanh nghiệp cung cấp cho sinh viên cơ hội để trải nghiệm thực tiễn nghề nghiệp.

iii) Đánh giá kết thúc
Các hình thức đánh giá: rubric, project, seminar, đánh giá giữa kỳ (kiểm tra quá trình lần 1, câu hỏi trả lời ngắn, báo cáo kết quả). Đánh giá cuối kỳ (thi trắc nghiệm, thi tự luận, thi vấn đáp, thi thực hành thao tác, báo cáo seminar, tiểu luận)
8. Giảng viên giảng dạy
8.a. Giảng viên xây dựng và giảng dạy.

Chương trình có các chuyên gia từ các doanh nghiệp, viện và các trường khác đến giảng dạy. Họ đến từ nhiều đơn vị khác nhau, chẳng hạn như: Đại học Cần Thơ, Tập đoàn Thủy Minh Phú, Công ty Sản xuất giống Thông Thuận, Công Ty THNHH UV ….

Dựa trên nhu cầu của chương trình đào tạo, Khoa có kế hoạch hợp tác và mời giảng viên giảng dạy. Giáo viên khởi nghiệp từ các doanh nghiệp, trường đại học và học viện được tổ chức thành các môn học chuyên ngành và họ giảng dạy như một giảng viên. Trường cung cấp các quy định hoạt động cho giáo viên kinh doanh. Họ tích cực giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên các quy định như điểm, phiếu tự đánh giá, sản phẩm, …

9. Học tập qua trãi nghiệm
9.a. Chương trình bắt buộc sinh viên phải học tập trãi nghiệm tại các doanh nghiệp
Chương trình cung cấp cơ hội học tập thông qua công việc thực tế tại doanh nghiệp. Khóa học có 3 môn học thực tế tại doanh nghiệp, bao gồm: kế hoạch chi tiết dự án, dự án chuyên ngành và thực tập tốt nghiệp
9.b. Hỗ trợ cho sinh viên trong việc học tập qua trãi nghiệm
Học tập thực tế thông qua công việc tại doanh nghiệp là bắt buộc. Học sinh phải hoàn thành các mô-đun này để nghiên cứu các mô-đun tiếp theo
9.c. Chi tiết ngắn gọn về bản chất của học tập dựa trên công việc.
  1. Thực tập thực tế(3): Dự án cơ bản
  2. Thực hành chuyên nghiệp (4): Dự án chuyên ngành
  3. Coop  cuối khóa(5): Thực tập tốt nghiệp
9.d. Ai sẽ chịu trách nhiệm tìm nguồn cung ứng và sắp xếp vị trí?
Khoa phụ trách quan hệ với doanh nghiệp, để thiết lập và hợp tác với các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo. Khoa có kế hoạch học tập tại các doanh nghiệp và gửi sinh viên trước khi bước vào học kỳ thực tế. Dựa trên mạng lưới hơn 100 doanh nghiệp và đội ngũ hơn 25 giảng viên kỹ thuật tại các công ty doanh nghiệp, sinh viên chọn doanh nghiệp và giảng viên. Mỗi tuần, sinh viên phải báo cáo tiến độ và hoạt động tại công ty  cho Khoa. Khi kết thúc mô-đun thực hành, sinh viên nộp báo cáo đầy đủ và trình bày kết quả cho hội đồng.
9.e. Thời gian học tập dựa trên công việc là gì?
Thời gian học thông qua công việc thực tế tại doanh nghiệp là 4 tháng cho mỗi mô-đun
9.f. Học tập dựa trên công việc sẽ được đánh giá như thế nào?
Ngoài việc trở thành một nhân viên thực tế làm việc trong doanh nghiệp, sinh viên cũng phải thực hiện chủ đề thực tế được đưa ra bởi các chuyên gia tại doanh nghiệp. Kết quả của các mô-đun này là sự tham gia của người hướng dẫn tại doanh nghiệp, người hướng dẫn và hội đồng 3 thành viên. Điểm số là điểm trung bình của 5 điểm trên, theo các thành phần: Điểm của quá trình thực tập tại doanh nghiệp, điểm làm việc với người hướng dẫn, điểm sản phẩm và báo cáo chủ đề
10. Học sinh tham gia phát triển chương trình

Các sinh viên hiện tại và / hoặc cựu sinh viên tham gia vào việc phát triển đề xuất / chương trình này như thế nào?

Học sinh được phép đóng góp ý tưởng để cải thiện chương trình thông qua các cuộc khảo sát và các cuộc họp. Phản hồi của sinh viên về chất lượng giảng dạy của các giảng viên trong từng môn học được thu thập thông qua các hình thức đánh giá của các môn học được thực hiện ở cuối mỗi môn học. Phản hồi về phương pháp giảng dạy của người tạo mẫu được thực hiện thông qua khảo sát hàng năm và khảo sát thoát.
11. Thay đổi chương trình
ii) Chuyển vào chương trình sẽ được? (vui lòng chọn Y / N) Y- Có
ii) Chuyển ra khỏi chương trình sẽ được? (vui lòng chọn Y / N) N- Không
12. Chất lượng và tiêu chuẩn

Trường có một khuôn khổ để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn của các chương trình được duy trì và chất lượng của trải nghiệm học tập được nâng cao.

Các quy trình nâng cao và đảm bảo chất lượng bao gồm:

– Sự giám sát học tập của các chương trình trong các phòng ban của Hội đồng nghiên cứu, bao gồm đại diện sinh viên

– Sự giám sát các chương trình của các giám khảo bên ngoài, những người đảm bảo rằng các tiêu chuẩn tại  Đại Học Trà vinh tương đương với các chương trình khác trong ngành

– Giám sát hàng năm và đánh giá định kỳ các chương trình, việc tiếp thu thông tin phản hồi từ sinh viên của các khoa và thông qua Khảo sát sinh viên quốc gia.

13. Ngày cập nhật:
15/08/2018
14. Ma trận cho thấy kết quả học tập của chương trình đạt được như thế nào qua các khóa học
N (không hỗ trợ): Không có đóng góp cho kết quả

S (Hỗ trợ): Đóng góp vào kết quả

H (Hỗ trợ cao): Đóng góp nhiều hơn vào kết quả

 

STT
HK
Tên học phần
KIẾN THỨC
KỸ NĂNG
TÍNH CÁCH
THÁI ĐỘ
ELO 1
ELO 2
ELO 3
ELO 4
ELO 5
ELO 6
ELO 7
ELO 8
ELO 9
ELO 10
ELO 11
1
I
Giáo dục thể chất 1
N
N
N
N
N
N
N
N
N
S
N
2
I
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
S
N
N
N
S
S
S
N
N
S
N
3
I
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
S
N
N
N
S
S
N
N
N
S
N
4
I
Tin học ứng dụng cơ bản
S
N
N
N
S
N
S
N
S
N
S
5
I
Pháp luật đại cương
S
N
N
N
S
S
N
S
N
S
N
6
I
Anh văn không chuyên – Beginner
S
N
N
N
S
S
S
N
N
N
S
7
I
Sinh học đại cương
S
N
N
N
S
S
S
N
N
S
S
8
I
Nhập môn Thủy sản
S
N
N
S
S
S
S
N
N
S
S
9
II
Tư tưởng Hồ Chí Minh
S
N
N
N
S
N
N
N
N
S
N
10
II
Giáo dục thể chất 2
N
N
N
N
S
N
N
N
N
S
N
11
II
Anh văn không chuyên
S
N
N
N
S
S
S
N
N
N
S
12
II
Luật và chính sách phát triển thủy sản
S
N
N
S
S
S
S
S
N
S
N
13
II
Thực tập thực tế
S
S
S
S
S
S
S
N
S
S
S
14
II
Động thực vật thủy sinh
S
S
S
S
S
S
S
S
S
S
S
15
II
Hình thái, phân loại động vật thủy sản
N
S
S
N
S
S
S
N
S
S
S
16
II
An toàn lao động
S
N
N
S
S
S
S
N
S
S
S
17
II
Biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó
S
S
N
S
S
S
S
N
N
S
S
18
III
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
S
N
N
N
S
S
S
N
N
S
N
19
III
Giáo dục thể chất 3
N
N
N
N
N
N
N
N
N
S
N
20
III
Anh văn không chuyên – Pre-Intermediate
S
N
N
N
S
S
S
N
N
N
S
21
III
Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản
S
S
H
S
S
S
S
S
H
S
S
22
III
Công trình và thiết bị nuôi trồng thủy sản
N
N
N
S
S
S
S
N
S
S
S
23
III
Vi sinh thủy sản
S
N
S
N
S
S
S
N
S
S
S
24
III
Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản
S
S
S
H
S
H
S
H
S
S
S
25
III
Sinh thái thủy sinh vật
S
S
N
S
S
S
S
N
N
S
S
26
III
Tài nguyên sinh vật biển
S
S
N
N
S
S
S
N
S
S
S
27
III
Quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
S
S
N
N
S
S
S
N
S
S
S
28
III
Đánh giá tác động môi trường
S
S
N
S
S
S
S
N
S
S
S
29
IV
Sinh lý động vật thủy sản
S
S
N
N
S
S
S
N
S
S
S
30
IV
Thống kê và thí nghiệm trong thủy sản
S
H
N
N
S
S
S
N
H
S
S
31
IV
Anh văn không chuyên
S
N
N
N
S
S
H
N
N
N
S
32
IV
Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên
food
N
S
S
H
S
S
S
H
S
S
S
33
Kỹ thuật nuôi cá
N
S
S
H
S
S
S
H
S
S
H
34
IV
Co-op 1
S
S
S
H
S
S
S
S
S
H
S
35
V
Anh văn chuyên ngành
H
N
N
N
S
S
H
N
N
N
S
36
V
Công nghệ sinh học ứng dụng trong thủy sản
S
S
S
S
H
H
H
S
S
H
S
37
V
Miễn dịch thủy sản
N
N
H
N
S
S
S
N
S
S
S
38
V
Sinh vật chỉ thị
S
S
H
S
S
S
S
S
S
S
S
39
V
Nuôi thủy sản kết hợp
S
N
N
H
S
H
S
N
N
H
H
40
V
Phương pháp NCKH
S
H
N
N
S
S
S
N
S
S
S
41
V
Bệnh cá
N
S
H
S
S
S
S
H
H
S
S
42
V
Bệnh tôm
N
S
H
S
S
S
S
H
H
S
S
43
V
Kỹ thuật nuôi giáp xác và thân mềm
N
H
H
H
S
S
S
H
H
H
H
44
VI
Quản lý kinh tế trong thủy sản
S
S
N
S
S
H
S
H
S
S
H
45
VI
Marketing trong thủy sản
S
S
N
N
S
H
S
H
S
S
H
46
VI
Co-op 2
S
S
H
H
H
H
S
S
S
H
H
47
VI
Thuốc và hóa chất trong thủy sản
S
N
H
S
S
H
S
H
S
H
S
48
VI
Kỹ thuật nuôi và sản xuất giống tôm càng xanh
S
S
H
H
H
H
S
H
S
H
H
49
VI
Kỹ thuật sản xuất giống cá
S
S
S
H
H
H
H
H
S
H
S
50
VI
Kỹ thuật nuôi và  sản xuất giống thuỷ đặc sản
S
S
H
H
S
H
S
H
S
H
H
51
VII
Quản lý sức khỏe  động vật thủy sản
N
S
H
N
S
H
S
N
S
H
H
52
VII
Khởi nghiệp
S
S
S
S
H
H
H
H
N
S
H
53
VII
Khuyến ngư
S
S
S
S
H
H
H
H
S
H
S
54
VII
Kỹ thuật sản xuất giống tôm
S
S
H
H
S
H
S
H
S
H
H
55
VII
Kỹ thuật nuôi và sản xuất giống cua biển
S
S
H
H
H
H
S
H
S
H
H
56
VII
Kỹ thuật nuôi và sản xuất giống cá cảnh
S
S
H
H
S
H
S
H
S
H
H
57
VII
Co-op 3: Thực tập tốt nghiệp
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
58
VIII
Đồ án tốt nghiệp
N
H
H
H
H
H
H
H
H
H
H
15. Mô tả khóa học
TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC
1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin (5 credits)

Điều kiện tiên quyết: Không có

Môn học trình bày nội dung cơ bản sau: chủ nghĩa duy vật biện chứng; chủ nghĩa duy vật lịch sử; học thuyết giá trị; học thuyết giá trị thặng dư; học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa; những vấn đề chính trị- xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh  (2 credits)

Điều kiện tiên quyết:  Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

Môn học trình bày những nội dung cơ bản Tư tưởng Hồ Chí Minh, cung cấp những hiểu biết có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, môn học tạo lập những hiểu biết về nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của Đảng và cách mạng nước ta, tiếp tục cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, góp phần xây dựng nền tảng đạo đức con người mới.

3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 3 credits)

Điều kiện tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nội dung học phần trình bày về đường lối do Đảng đề ra trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Qua đó, cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975); Đường lối công nghiệp hóa; Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; Đường lối xây dựng, phát triển nền văn hóa và giải quyết các vấn đề xã hội; Đường lối đối ngoại.

4. Anh văn không chuyên – Beginner (3 credits)

Điều kiện tiên quyết: Không có

Học phần này giúp S bắt đầu làm quen với tiếng Anh theo đánh giá năng lực Khung tham chiếu Châu âu (CEFR) ở cấp độ A1 và tiền A2. Sinh viên có cơ hội làm quen với tất cả các kỹ năng của ngôn ngữ như Nghe, Nói, Đọc và Viết. Những kỹ năng này được phát triển qua các chủ điểm như: friends, shopping, food and drinks, leisure and hobbies, clothes, travel, sport, family, books and studying, language and communication… đồng thời sinh viên cũng được làm quen với các dạng đề thi ở cấp độ A2.

5. Anh văn không chuyên – Elementary (4 credits)

Điều kiện tiên quyết: Anh văn không chuyên – Beginner

Học phần này, sinh viên tiếp tục làm quen với dạng đề thi A2 và tiếp tục phát triển bốn kỹ năng ngôn ngữ ở học phần Anh Văn Không Chuyên 1 ở cấp độ A2 và tiền B1 theo Khung tham chiếu Châu âu (CEFR). Các kỹ năng này được phát triển qua những mẫu hội thoại giao tiếp và những tin nhắn, email ngắn hàng ngày qua các chủ điểm như sports, friendly people, jobs, outdoor activities, travel, past activities, facts and figures, celebration, studying,…

6. Anh văn không chuyên – Pre – Intermediate (3  credits)

Điều kiện tiên quyết: Anh văn không chuyên – Elementary

Học phần này giúp sinh viên tiếp tục làm quen với dạng đánh giá năng lực ngôn ngữ theo Khung tham chiếu Châu âu (CEFR) ở cấp độ Pre-B1, phát triển thêm ngôn ngữ và vốn từ vựng của mình. Sinh viên tiếp tục phát triển kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết qua các chủ điểm như fashion, risks, free time activities, entertainment episodes, films, happy families, aptitudes and discoveries.

7. Anh văn không chuyên – Intermediate (3 credits)

Điều kiện tiên quyết: Anh văn không chuyên – Pre – Intermadiate

Học phần cuối này giúp sinh viên phát triển thêm kiến thức ngôn ngữ và những trải nghiệm sử dụng ngôn ngữ của mình ở bậc B1 theo Khung tham chiếu Châu âu (CEFR). Sinh viên thể hiện năng lực ngôn ngữ qua các chủ điểm như friends, self-discoveries, persuading people, travellers’ tales, celebrities, eating out and choices; đồng thời sinh viên cũng sẽ làm quen dạng đề thi đánh giá năng lực theo Khung tham chiếu Âu (CEFR).

8. Tin học ứng dụng cơ bản (3 credits)

Điều kiện tiên quyết: Không có

Môn học này giúp sinh viên sử dụng được hệ điều hành Microsoft Windows; sử dụng được các ứng dụng văn phòng trong bộ Microsoft Office gồm Word, Excel và PowerPoint; sử dụng được các dịch vụ cơ bản của Internet; biết một số ứng dụng cụ thể của công nghệ thông tin và truyền thông; ngoài ra sinh viên còn hiểu được một số vấn đề cơ bản liên quan đến pháp luật trong môi trường công nghệ thông tin.

9. Pháp luật đại cương (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Không có

Qua môn học này người học sẽ có được những kiến thức mang tính chất cơ sở, nền tảng về nhà nước và pháp luật nói chung, nhà nước và pháp luật Việt Nam nói riêng. Là cơ sở để người học hoàn thiện khối kiến thức về pháp luật để có thể bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình, đồng thời giáo dục người học khỏi những hành vi vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến xã hội.

10. Sinh học đại cương (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Không có

Môn học giúp cho sinh viên mô tả được cấu trúc tế bào và cơ chế trao đổi chất qua màng tế bào, cơ chế quang hợp và hô hấp. Đồng thời xác định cơ chế di truyền và kỹ thuật di truyền cũng như nhận biết những vấn đề cơ bản về tiến hoá.

11. Nhập môn thủy sản (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: không có

Môn học giới thiệu cho sinh viên kiến thức về tổng quan về nuôi trồng thủy sản, các nguyên lý trong nuôi trồng thủy sản, các sản phẩm từ động vật thủy sản, bệnh học thủy sản, quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái, có các kiến thức cơ bản để tiếp thu các môn học có liên quan rèn luyện cho sinh viên kỹ năng cập nhật thông tin về nuôi trồng thủy sản, đánh giá xu hướng phát triển của nghề nuôi, đọc các tài liệu, làm việc theo nhóm và giáo dục sinh viên thái độ đúng đắn đối với ngành nuôi trồng trồng thủy sản.

12. Công trình và thiết bị nuôi trồng thủy sản (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: An toàn lao động

Môn học giới thiệu cho sinh viên kiến thức về phương pháp xác định địa điểm phù hợp trong nuôi trồng thủy sản, phương pháp lập kế hoạch và xây dựng các hệ thống nuôi, trại sản xuất giống, xác định một số thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng: lập kế hoạch và xây dựng hệ thống nuôi, sản xuất giống. Chọn lựa thiết bị phù hợp cho sản xuất và giáo dục sinh viên thái độ: nhận thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân, chấp hành nội quy học tập.

13. Động thực vật thủy sinh (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về đặc điểm sinh học của các ngành tảo và động vật thủy sinh, phân bố và ứng dụng của chúng trong nuôi trồng thủy sản; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng nhận dạng hình dạng của các ngành tảo và động vật thủy sinh và giáo dục cho sinh viên thái độ: tỷ mỷ, vệ sinh, an toàn, tuân thủ các nguyên tắc thực hiện trong việc nhận dạng hình dạng các loài tảo và động vật thủy sinh, ứng dụng vai trò của chúng trong ao nuôi.

14. Thực tập thực tế (1 credits)

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn thủy sản

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về quy trình nuôi, sản xuất giống thủy sản, tình hình quản lý dịch bệnh trên động vật thủy sản và cách xử lý, phương pháp quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản, quản lý thức ăn rèn luyện cho sinh viên kỹ năng: lựa chọn lĩnh vực phù hợp nhằm phát huy thế mạnh nghề nghiệp sau khi ra trường và giáo dục sinh viên thái độ: tinh thần học hỏi và lĩnh hội kiến thức; yêu nghề.

15.  Biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Không có

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về các yếu tố của biến đổi khí hậu, nhận thức được sự diễn biến và được cung cấp các thông tin dự báo, các kịch bản trong tương lai, ngoài ra sinh viên còn được trang bị các kiến thức về cách ứng phó với các biến đổi khí hậu, sinh viên sẽ được cập nhận kiến thức về các mô hình hiện tại trên các lĩnh vực để ứng phó biến đổi khí hậu, qua đó sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào chính ngành nghề của mình; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng chuyên môn: lập được các chủ đề nghiên cứu về áp dụng các kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu lên trên lĩnh vực chuyên môn của mình, sinh viên có khả năng đánh giá mức độ quan trọng và được trang bị các kỹ năng xây dựng được các phương án ứng phó với thiên tai, các bất lợi gây ra bởi biến đổi khí hậu và giáo dục sinh viên nhận thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân, chấp hành tốt nội quy học tập, thái độ yêu môn học, nghiêm túc nhận biết về biến đổi khí hậu và có định hướng ứng phó theo từng điều kiện cụ thể.

16.  Vi sinh thủy sản (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về hình thái, cấu tạo, phân loại tế bào vi sinh vật, các hình thức dinh dưỡng, cơ chế di truyền, sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, vai trò và tác hại của vi sinh vật trong môi trường nước và trên động vật thủy sản; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng: thực hành các thao tác phân lập, nuôi cấy vi sinh vật, xác định hình dạng bên ngoài của của vi sinh vật, đánh giá vai trò của vi sinh vật trong nước và trên động vật thủy sản và giáo dục sinh viên thái độ ý thức tự học, tự nghiên cứu.

17.  Hình thái, phân loại động vật thủy sản (3 credits)

Điều kiện tiên quyết: Nhập môn thủy sản

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên các kiến thức về đặc điểm hình thái cấu tạo, chức năng của các cơ quan và phương pháp phân loại động vật thủy sản; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng: xác định các chỉ tiêu hình thái bên ngoài và giải phẩu các cơ quan tổ chức trên động vật thủy sản và giáo dục sinh viên thái độ ý thức tự học, tự nghiên cứu.

18.  Sinh lý động vật thủy sản (3 credits)

Điều kiện tiên quyết: Hình thái, phân loại động vật thủy sản

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên các kiến thức để giải thích đặc điểm sinh lý ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của động vật thủy sản; đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố sinh lý đến sản xuất giống, nuôi và quản lý sức khỏe động vật thủy sản; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng phân tích các chỉ sinh lý động vật thủy sản và đánh giá ảnh hưởng của các chỉ tiêu sinh lý trong quá trình nuôi và sản xuất giống và giáo dục sinh viên thái độ ý thức tự học, tự nghiên cứu.

19.  Thống kê và thí nghiệm trong thủy sản (3 credits)

Điều kiện tiên quyết: Tin học ứng dụng cơ bản

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên các kiến thức về các đại lượng trong thống kê, tổng hợp và đánh giá được số liệu, xây dựng những quy tắc bố trí thí nghiệm trong và ngoài trời; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng trình bày các số liệu trong thống kê, ứng dụng kỹ thuật chọn mẫu điều tra, ứng dụng các kiểu bố trí thí nghiệm và giáo dục cho sinh viên thái độ, nhận thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân trong môn học này, kỹ năng tra cứu tài liệu và trình bày ý kiến.

20.  Quản lý kinh tế trong thủy sản (2 credits)

Điều kiện tiên quyết:Không có

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên các kiến thức về: các loại hình kinh doanh doanh nghiệp, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, phương pháp tổ chức quản lý và điều hành cơ sở sản xuất, lập kế hoạch kinh doanh, tạo động lực làm việc cho nhân viên để đạt mục tiêu và hạch toán lợi nhuận trong kinh doanh; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng: lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức quản lý cơ sở sản xuất, hạch toán kinh doanh và giáo dục sinh viên thái độ, tác phong nghiêm túc, chủ động trong công việc, kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

21.  Marketing trong thủy sản (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Không có

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên các kiến thức về: Khái niệm, tầm quan trọng, bản chất, các chức năng cơ bản của Marketing đối với các doanh nghiệp, môi trường Marketing, hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp, cách phân khúc, lựa chọn và định vị thị trường, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến, lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và kiểm soát Marketing; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng: vận dụng những kiến thức đã học vào lập kế hoạch Marketing cho một sản phẩm, giới thiệu sản phẩm và thuyết phục khách hàng, hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kỹ năng tổng hợp, đánh giá một kế hoạch Marketing và giúp sinh viên có thể phát triển kỹ năng lập luận, thuyết trình trước công chúng.

22.  Sinh thái thủy sinh vật (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Không có

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về sinh thái học môi trường, quần thể và quần xã sinh vật, sinh thái học thủy vực bao gồm: các loại thủy vực và ý nghĩa sinh học, hệ sinh thái thủy vực, năng suất sinh học và sự chuyển hóa năng lượng trong thủy vực, xác định sinh thái học cá thể thủy sinh vật bao gồm: quần thể, quần xã thủy sinh vật; đặc điểm sinh học, môi trường và hoạt động sống của sinh vật ở nước, xác định đặc điểm của thực vật và động vật thủy sinh, phân tích được vai trò quan trọng của thủy sinh vật và việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng: nhận dạng và phân loại được các thủy vực và ý nghĩa sinh học các thủy vực, phân biệt được hệ sinh thái thủy vực và quần thể, quần xã thủy sinh vật, nhận dạng và phân loại được các giống, loài động, thực vật thủy sinh và giáo dục sinh viên thái độ: trình bày vai trò của môn học, nghiên cứu tài liệu, hoạt động nhóm, báo cáo, yêu nghề, tự học, tự nghiên cứu.

23.  Đánh giá tác động môi trường (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Không có

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về các chính sách, luật và hệ thống quản lý môi trường nói chung của ngành thuỷ sản nói riêng, nhận dạng được cấu trúc của báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định pháp luật; rèn luyện cho sinh viên về kỹ năng xây dựng phương pháp và triển khai đánh giá tác động môi trường, tham gia của cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường, quản lý và giảm thiểu tác động môi trường, thực hiện quá trình phân tích, đánh giá, ra quyết định và theo dõi đánh giá và giáo dục sinh viên thái độ: nhận thức các tác động tiềm ẩn, xây dựng phương án ứng phó giảm thiểu và tăng cường với các tác động tích cực, yêu nghề, ý thức tự học, tự nghiên cứu.

24.  Quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Không có

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về phương pháp quản lý nghề cá, phương pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phòng chống lụt bão; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng nhằm thực hiện các dự án phát triển nguồn lợi thủy sản, xây dựng, quy hoạch phát triển nghề cá, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và giúp sinh viên nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn lợi thủy sản từ đó có biện pháp và phát huy bảo vệ nguồn lợi thủy  sản.

25.  Tài nguyên sinh vật biển(2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Không có

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về nguồn tài nguyên và vai trò của các loài sinh vật biển, khả năng sử dụng sinh vật biển trong nuôi trồng thủy sản, thử thách hiện nay đối với sinh vật biển và có các định hướng phát triển bền vững sinh vật biển. Môn học rèn luyện cho sinh viên kỹ năng phân biệt các loài sinh vật biển có giá trị và quí hiếm hiện nay, ứng dụng nuôi và khai thác sinh vật biển hiệu quả, định hướng phát triển bền vững sinh vật biển, ứng dụng nuôi và khai thác sinh vật biển hiệu quả, định hướng phát triển bền vững sinh vật biển theo đúng chủ trương của nhà nước và đáp ứng nhu cầu tại địa phương. Bên cạnh đó, môn học giúp sinh viên nhận thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân, chấp hành tốt nội quy nơi học tập và thái độ yêu môn học.

26.  An toàn lao động (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Không có

 Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên các kiến thức về phương pháp an toàn lao động và bảo vệ môi trường cũng như các kiến thức về pháp luật an toàn lao động và bảo vệ môi trường; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng phòng tránh các tai nạn trong lao động, phòng ngừa các yếu tố gây nguy hiểm đến môi trường và giáo dục sinh viên thái độ yêu nghề, có ý thức tự học tự nghiên cứu.

27.  Luật và chính sách phát triển thủy sản (2 credits)

Điều kiện tiên quyết:Pháp luật đại cương

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về luật thủy sản của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các chính sách phát triển thủy sản hiện tại và những định hướng tương lai của ngành thủy sản Việt Nam; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng đọc, hiểu và tư vấn về luật thủy sản cho cộng đồng, xây dựng các chiến lược cho sự phát triển của ngành thủy sản và giáo dục sinh viên thái độ yêu nghề, có ý thức tự học, tự nghiên cứu.

28.  Công nghệ sinh học ứng dụng trong thủy sản (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Không có

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về các lĩnh vực công nghệ gen, công nghệ vi sinh vật, công nghệ tế bào và công nghệ xử lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng: ứng dụng của công nghệ gen trong nuôi trồng thủy sản, ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản, một số ứng dụng của công nghệ tế bào trong nuôi trồng thủy sản, xử lý nước trong nuôi trồng thủy sản, xử lý nước thải từ nuôi trồng thủy sản, xử lý chất thải từ nuôi trồng thủy sản và giáo dục sinh viên thái độ tự học hỏi nâng cao trình độ, chủ động phát hiện vấn đề và nghiên cứu tài liệu để giải quyết vấn đề.

29.  Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản (3 credits)

Điều kiện tiên quyết: Luật và chính sách phát triển thủy sản, Biến đổi khí hậu và khả năng ứng phó

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về các yếu tố  môi trường trong nuôi trồng thủy sản như các yếu tố: thủy lý, thủy hoá, quản lý các yếu tố thủy lý và thủy hoá trong nuôi trồng thủy sản, nguyên lý  xác định giá trị các yếu tố thủy lý, thủy hoá; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng: sử dụng các thiết bị xác định giá trị các yếu tố thủy lý, thủy hoá, phân tích các yếu tố thủy lý và thủy hoá trong ao nuôi, bể ương thủy sản và giáo dục sinh viên thái độ yêu nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực quản lý chất lượng nước, kỹ năng làm việc nhóm, lắng nghe, tư duy, phát biểu ý kiến, làm việc trong phòng thí nghiệm và trong điều kiện  thực tế.

30.  Kỹ thuật nuôi cá (4credits)

Điều kiện tiên quyết: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, công trình thiết bị nuôi trồng thủy sản

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên các kiến thức về đặc điểm sinh học và các qui  trình kỹ thuật nuôi một số loài cá có giá trị kinh tế trong ao nước tĩnh, ao nước chảy, hồ chứa, trong lồng bè, đăng chắn; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng về: chuẩn bị hệ thống nuôi, kỹ thuật thả giống (Mật độ, kích thước và thời gian thả giống), chăm sóc, quản lý đàn cá nuôi thương phẩm và thu hoạch và giáo dục sinh viên thái độ cần cù yêu nghề và biết phân tích vấn đề về kỹ thuật nuôi từ đó ứng dụng  nuôi một số loài có giá trị trong nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý và hiệu quả.

31.  Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản (3 credits)

Điều kiện tiên quyết: Động thực vật thủy sinh

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về thành phần các dinh dưỡng trong thức ăn và loại thức ăn, giới thiệu cho sinh viên cách xây dựng và chế biến thức ăn thích hợp cho loài thủy sản nuôi và lập kế hạch sử dụng thức ăn phù hợp cho nuôi một loài thủy sản; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng yêu cần cù, chịu khó, yêu nghề … và giáo dục sinh viên thái độ tích cực, cẩn trọng và tỉ mĩ trong công việc của nghề.

32.  Phương pháp nghiên cứu khoa học (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Thống kê và thí nghiệm trong thủy sản

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên các kiến thức về khái niệm, thuật ngữ về nghiên cứu khoa học, mô tả cách viết đề cương tổng quát, đề cương chi tiết và viết báo cáo tổng kết một đề tài nghiên cứu khoa học; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để viết đề cương tổng quát và đề cương chi tiết và viết báo cáo tổng kết 1 đề tài nghiên cứu khoa học, từ đó thực hiện được các tiểu luận, đề tài tốt nghiệp và giáo dục thái độ: vận dụng tốt  và linh hoạt kiến thức chuyên môn vào thực tế hiệu quả, tích cực tìm kiếm tài liệu, tổng quan tài liệu để thực hiện hoàn chỉnh đề cương chi tiết trong nghiên cứu khoa học.

33.  Bệnh cá (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Vi sinh thủy sản

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về phương pháp xác định và chẩn đoán các bệnh trên cá; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng: xác định và điều trị bệnh trên cá và giáo dục sinh viên thái độ yêu nghề, có trách nhiệm và tận tâm với nghề.

34.  Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên (3 credits)

Điều kiện tiên quyết: Động thực vật thủy sinh, Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên các kiến thức về vai trò của các loài thức ăn tự nhiên được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản, xác định các bước tiến hành tạo cơ sở tạo thức ăn tự nhiên cho vật nuôi thủy sản, xác định phương pháp nuôi một số loài thức ăn tự nhiên; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng: nuôi, sản xuất giống tảo, nuôi một trong số các loài thức ăn tự nhiên (Brachionus, Moina, Artermia) phục vụ sản xuất giống thủy sản; và giáo dục sinh viên nhận thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân, chấp hành tốt nội quy học tập, thái độ yêu môn học và nghiêm túc phát hiện các mối nguy về địch hại trong quá trình nuôi và sản xuất giống thức ăn tự nhiên.

35.  Kỹ thuật nuôi giáp xác và thân mềm (4 credits)

Điều kiện tiên quyết: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Công trình thiết bị Nuôi trồng thủy sản, Sinh lý động vật thủy sản

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên các kiến thức về đặc điểm sinh học, quy trình nuôi tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh, cua biển, quy trình nuôi sò huyết, nghêu …; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng: nuôi các loài giáp xác và thân mềm… và giáo dục sinh viên thái độ nhận thức đúng đắn về vai trò và trách nhiệm của bản thân trong môn học này, nắm được qui trình nuôi giáp xác và thân mềm.

36.  Anh văn chuyên ngành (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Anh văn không chuyên – Intermadiate

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về xây dựng vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành trên các lĩnh vực thuộc ngành nuôi trồng thuỷ sản, phương pháp đọc, viết, thuyết trình các chủ đề về nuôi trồng thuỷ sản bằng tiếng Anh; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng: giao tiếp và xử lý tình huống trong giao tiếp, kỹ năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành thủy sản, viết văn bản khoa học bằng tiếng Anh chuyên ngành và thuyết trình một bài báo cáo khoa học và giáo dục sinh viên thái độ nhận thức đúng đắn về vai trò và trách nhiệm của bản thân trong môn học này, sinh viên tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên ngành.

37.  Bệnh tôm (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Vi sinh thủy sản

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về phương pháp  xác định và chẩn đoán các bệnh trên tôm; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng xác định và điều trị bệnh trên tôm và giáo dục sinh viên thái độ: yêu nghề, có trách nhiệm và tận tâm với nghề.

38.  Kỹ thuật nuôi và sản xuất giống thuỷ đặc sản (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về quy trình nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng xác định phương pháp thiết kế ao/bể nuôi,chọn giống, thả giống, cho ăn, điều trị bệnh và giáo dục sinh viên thái độ  phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật nuôi một cách hợp lý và hiệu quả.

39.  Thuốc và hóa chất trong thủy sản (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Bệnh cá, bệnh tôm

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về phương pháp sử dụng thuốc, phương pháp phân loại thuốc; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng sử dụng thuốc điều trị bệnh trên động vật thủy sản và giáo dục sinh viên thái độ yêu nghề, có trách nhiệm và tận tâm với nghề.

40.  Kỹ thuật nuôi và sản xuất giống cá cảnh (3 credits)

Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên, Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức xác định môi trường nuôi cá kiểng, xác định kỹ thuật nuôi các loài cá cảnh nước ngọt nuôi phổ biến hiện nay, quản lý và chăm sóc và sinh sản các loại cá kiểng, phòng và trị một số bệnh trên cá kiểng; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thiết kế một bể cá kiểng, chăm sóc và ương dưỡng một số loài cá kiểng và kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp tài liệu, nắm vững những nội dung cơ bản của môn học, khả năng hoạt động nhóm và trình bày ý kiến.

41.  Kỹ thuật nuôi và sản xuất giống tôm càng xanh (3 credits)

Điều kiện tiên quyết: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức tổng quan về tình hình nuôi và sản xuất giống tôm càng xanh hiện nay, xác định đặc điểm sinh học của tôm càng xanh, thiết kế và lắp đặt trại sản xuất giống và mô hình nuôi, xác định quy trình kỹ thuật nuôi và sản xuất giống; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thiết kế và lắp đặt trại sản xuất giống và mô hình nuôi, xử lý nước phục vụ trong trại giống và mô hình nuôi, chọn giống để thả nuôi và tôm mẹ nuôi vỗ, ương nuôi ấu trùng và nuôi thương phẩm, phòng và trị bệnh trong ương nuôi thương phẩm, thu hoạch, đóng gói và vận chuyển tôm giống, tôm thương phẩm và rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp tài liệu, nắm vững những nội dung cơ bản của môn học, khả năng hoạt động nhóm và trình bày ý kiến; đồng thời giáo dục cho sinh viên thái độ yêu nghề, chấp hành nội quy, quy định tại nơi làm việc.

42.  Kỹ thuật sản xuất giống cá (4 credits)

Điều kiện tiên quyết: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về đặc điểm sinh sản và kỹ thuật sản xuất giống một số loại cá; thực hiện phân biệt giới tính cá, xử lý nước cho cá sinh sản, chọn cá bố mẹ cho sinh sản, tiêm chất kích thích cá sinh sản, ương cá và giáo dục cho sinh viên thái độ yêu nghề, chấp hành nội quy học tập.

43.  Quản lý sức khỏe động vật thủy sản (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Thuốc và hóa chất trong thủy sản

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về đặc điểm quản lý tác nhân gây bệnh và nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng đánh giá tình trạng sức khỏe của động vật thủy sản, kiểm soát tác nhân gây bệnh, xác định phương pháp nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và giáo dục sinh viên  thái độ yêu nghề, ý thức tự học và nghiên cứu trong học tập

44.  Kỹ thuật nuôi và sản xuất giống cua biển (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên các kiến thức về: vệ sinh trại, xử lý nước phục vụ cho sản xuất giống, chọn cua mẹ, nuôi vỗ cua mẹ, kích thích cho cua đẻ trứng, ấp trứng, ương nuôi ấu trùng cua biển, phòng và trị bệnh trên ấu trùng cua biển, thu hoạch, đóng gói và vận chuyển cua giống, quy trình nuôi cua; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng: vệ sinh trại, xử lý nước phục vụ cho sản xuất giống, chọn cua mẹ, nuôi vỗ cua mẹ, kích thích cho cua đẻ trứng, ấp trứng, ương nuôi ấu trùng cua biển, phòng và trị bệnh trên ấu trùng cua biển, thu hoạch, đóng gói và vận chuyển cua giống, và giáo dục cho sinh viên thái độ tích cực học tập, yêu nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất giống, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, cần cù, chịu khó, được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, lắng nghe, tư duy, phát biểu ý kiến.

45.  Khuyến ngư (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Quản lý kinh tế, Makerting trong thủy sản và khối kiến thức chuyên sâu

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về các phương pháp tiếp cận nông hộ, phương pháp lập kế hoạch khuyến ngư; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng: giao tiếp với nông hộ, kỹ năng trình bày và giải quyết các vấn đề liên quan đến nông hộ, kỹ năng phân tích vấn đề, tư vấn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản.

46.  Kỹ thuật sản xuất giống tôm (4 credits)

Điều kiện tiên quyết: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Kỹ thuật nuôi thức ăn tự nhiên

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên các kiến thức về: đặc điểm sinh học của tôm biển, xây dựng trại tôm biển, xử lý nước trong trại giống, ương nuôi ấu trùng tôm biển, phòng và trị bệnh ấu trùng tôm biển; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng về kỹ thuật xử lý nước trong ương nuôi tôm biển, kỹ thuật chọn tôm bố mẹ cho sinh sản, kỹ thuật ương ấu trùng tôm biển, phòng bệnh trong quá trình sản xuất giống tôm biển; bên cạnh đó rèn luyện cho sinh viên kỹ năng nghiên cứu tài liệu và trình bày ý kiến, nhận thức đúng đắn vai trò và trách nhiệm của bản thân trong môn học này.

47.  Sinh vật chỉ thị (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Không có

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên các kiến thức về vai trò của các loài sinh vật chỉ thị đối với tự nhiên, con người và nuôi trồng thủy sản, mối quan hệ giữa sinh vật chỉ thị và môi trường, biến đổi và thích nghi của sinh vật chỉ thị trong môi trường nước và cách quản lý, đánh giá môi trường thông qua sinh vật chỉ thị; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng: vận dụng vai trò của các loài sinh vật chỉ thị đối với tự nhiên, con người và nuôi trồng thủy sản, quan sát và theo dõi sự biến đổi và thích nghi của sinh vật chỉ thị trong môi trường nước, đánh giá môi trường nước thông qua sinh vật chỉ thị và giáo dục sinh viên nhận thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân, chấp hành tốt nội quy học tập, thái độ yêu môn học.

48.  Nuôi thủy sản kết hợp (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Không có

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nghề nuôi thủy sản, các mô hình nuôi thủy sản kết hợp và lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình nuôi thủy sản kết hợp; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng: thiết kế kỹ thuật một số mô hình nuôi kết hợp như VAC, lúa – động vật thủy sản, rừng – động vật thủy sản và giáo dục sinh viên nhận thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân, chấp hành tốt nội quy học tập, thái độ yêu môn học và nghiêm túc phân tích vấn đề về kỹ thuật nuôi từ đó ứng dụng nuôi một số loài có giá trị trong mô hình nuôi kết hợp một cách hợp lý và hiệu quả.

49.  Miễn dịch thủy sản (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Không có

         Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về bản chất, cơ chế và những nhân tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của động vật thủy sản nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh; rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng xác định nguyên lý hoạt động của chất kích thích miễn dịch, vaccin đối với ĐVTS xác định sự tiên hóa và cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch ở động vật thủy sản, và giáo dục sinh viên nhận thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân, chấp hành tốt nội quy học tập, thái độ yêu môn học và nghiêm túc phân tích những thành tựu của ngành miễn dịch học nhằm ứng dụng học ứng dụng hiệu quả chất kích thích miễn dịch và vaccine trong nuôi thủy sản thương phẩm hay các ứng dụng trong nghiên cứu bệnh học thủy sản.

50.  Khởi nghiệp (2 credits)

Điều kiện tiên quyết: Quản lý kinh tế, Makerting trong thủy sản

Môn học nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức về: tư duy khởi nghiệp, tư duy hành động của doanh nhân trong việc làm ra giá trị cho xã hội, một số công cụ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo và các bước chuẩn bị cần thiết; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng: tư duy hướng đến hiệu quả để áp dụng vào thực tiễn, áp dụng các bước trong tư duy thiết kế để hình thành và phát triển các ý tưởng trong kinh doanh, nhận diện các mô hình kinh tế chia sẻ trên thị trường và phân tích những ưu và nhược điểm của các mô hình kinh doanh và giáo dục sinh viên thái độ làm việc hiệu quả, hướng đến mục tiêu.

51.  Co-op1 (6 credits)

Điều kiện tiên quyết: Thực tập thực tế

Học phần này sinh viên có kiến thức: Giải thích các bước trong qui trình nuôi, sản xuất giống và kỹ thuật phòng lab trên các đối tượng thủy sản; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thực hiện các bước trong qui trình nuôi, sản xuất giống và kỹ thuật phòng lab trên các đối tượng thủy sản dưới sự hướng dẫn của cán bộ tại doanh nghiệp và giáo dục sinh viên thái độ tích cực học tập, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với nghề nghiệp, an toàn trong nuôi thủy sản, ý thức bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng

52.  Co-op 2 (6 credits)

Điều kiện tiên quyết: Co-op 1

Học phần này sinh viên có kiến thức: Áp dụng kiến thức về nuôi, sản xuất giống và kỹ thuật phòng lab trên các đối tượng thủy sản trong điều kiện thực tế tại doanh nghiệp; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thực hiện thành thạo các qui trình nuôi, sản xuất giống và kỹ thuật phòng lab trên các đối tượng thủy sản và giáo dục sinh viên thái độ học tập tích cực, thể hiện tinh thần khởi nghiệp, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với nghề nghiệp, an toàn trong nuôi thủy sản, ý thức bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng

53.  Co-op 3 (6 credits)

Điều kiện tiên quyết: Co-op 2

Học phần này sinh viên có kiến thức: Nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng suất nuôi các đối tượng thủy sản; rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thực hiện nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng suất nuôi các đối tượng thủy sản và giáo dục sinh viên thái độ tích cực nghiên cứu, thể hiện tinh thần khởi nghiệp, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với nghề nghiệp, an toàn nuôi thủy sản, ý thức bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng

54.  Đồ án tốt nghiệp (7 credits)

Điều kiện tiên quyết: Các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành, chuyên sâu

Học phần này giúp sinh viên chọn lựa một lĩnh vực chuyên sâu trong ngành học để học tập và nghiên cứu nhằm vận dụng kiến thức đã học vào thực tế phát triển chuyên môn; đồng thời đồ án tốt nghiệp là cách để định hướng tương lai nghề nghiệp của sinh viên sau này.


Kỹ năng đạt được:
– Nuôi và sản xuất giống nhân tạo và các đối tượng thủy sản. Quản lý các yếu tố môi trường nước phục vụ nuôi trồng thủy sản.
– Chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho các đối tượng thủy sản . Tư vấn chuyên môn về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
– Quản lý kỹ thuật và làm việc nhóm.

Vị trí và cơ hội việc làm:
– Giảng dạy, nghiên cứu viên ở các Trường, Viện.
– Công tác chuyên môn ở các Sở, Ban ngành.
– Nhân viên kỹ thuật ở các công ty kinh doanh thuốc, thức ăn thủy sản.
– Cán bộ kỹ thuật ở các trang trại nuôi trồng thủy sản.
– Tự tổ chức, vận hành doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản.

sv nganh ntts