Sinh Viên lớp ĐH Nuôi trồng Thủy sản 2014 với hoạt động Nghiên cứu Khoa học

Dạy và học lấy sinh viên làm trung tâm nhằm phát huy vai trò làm chủ kiến thức, kỹ năng của sinh viên, rèn luyện thái độ học tập thông qua các chuyên đề, báo cáo semina, thảo luận nhóm, thực hành, thực tập thực tế  và tham gia nghiên cứu khoa học.  Giảng viên bộ môn đóng vai trò chủ đạo, định hướng, hướng dẫn, giúp sinh viên tự tổ chức việc học, tự học, tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu, tự nghiên cứu thông qua sự hướng dẫn, định hướng của giảng viên.  Ngày 28/03/2018 tại Văn Phòng Bộ môn Thuỷ sản đã diễn buổi bảo vệ đề cương tốt nghiệp đại học của lớp Nuôi trồng thuỷ sản khoá 2014. Buổi bảo vệ này nhằm mục đích giúp tất cả các em có định hướng đúng trong công việc nghiên cứu khoa học: gồm việc chỉnh sửa lại tên đề cương nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp và nội dung nghiên cứu. Một số hướng đề tài nghiên cứu của các em sinh viên là: Xác định khả năng phòng bệnh xuất huyết của cá lóc khi cho ăn thức ăn có bổ sung hợp chất chiết từ rong biển trong điều kiện invitro. Khảo nghiệm sử dụng than hoạt tính trong nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp ở điều kiện bể nuôi. Sự kháng kháng sinh của vi khuẩn Vibrio sp,….

Ngoài việc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cùng với giảng viên của Bộ môn, năm 2018 lớp DA14TS  có 3 em sinh viên đã được duyệt để thực hiện đề tài cấp Trường, và 1 em sinh viên thực hiện đề tài cấp Khoa, các em sinh viên đã được hội đồng khoa học góp ý và chỉnh sửa và thông qua ý tưởng: như đề tài cấp Khoa của em Thạch Nhật “Nghiên cứu thử nghiệm sử dụng tảo Chlorella làm môi trường ương ấu trùng ếch thái lan với mật độ khác nhau”. Các đề tài cấp Trường như: đề tài của em Trần Nguyễn Đăng Khoa “Nghiên cứu kích thích cho cá bống sao (Boleophthalmus boddarti) sinh sản bằng LRHa, HCG, nảo thuỳ”. Đề tài của em Lê Thị Cẩm Tú “Thử nghiệm sinh sản cá sặc gấm (Trichogaster lalius) bằng HCG ở liều lượng khác nhau”. Đề tài của em Châu Thị Thảo Nhi “Ảnh hưởng của hàm lượng astaxanthin bổ sung vào thức ăn lên tăng trưởng và màu sắc cá chép Koi gia đoạn cá từ 1 tháng tuổi đến 3 tháng tuổi” các đề tài này đã được các giảng viên phản biện đánh giá là rất có hàm lượng khoa học. Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường các em có thể sử dụng để báo cáo tốt nghiệp.

Một số hình ảnh về buổi bảo vệ đề cương và đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường của các em DA14TS: