TUYỂN SINH NĂM 2018

A. BẬC CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC

1. NGÀNH THỦY SẢN

1.1. Kiến thức

  • Áp dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào ngành thủy sản
  • Áp dụng kiến thức cơ sở ngành để giải thích các vấn đề trong NTTS
  • Áp dụng kiến thức xã hội và các vấn đề đương đại về pháp luật môi trường và sức khỏe cộng động vào ngành thủy sản
  • Thiết kế và thực hiện quy trình sản xuất giống thủy sản
  • Thiết kế và thực hiện quy trình nuôi động vật thủy sản an toàn, hiệu quả
  • Quản lý sức khỏe các loài động vật thủy sản
  • Điều trị bệnh các loài động vật thủy sản

1.2. Kỹ năng

  • Giao tiếp hiêu quả bằng nhiều hình thức (nói, văn bản, thuyết trình và viết báo cáo
  • Đọc hiểu tài liệu tiếng Anh của ngành nuôi trồng thủy sản
  • Làm việc độc lập, làm việc nhóm và lãnh đạo
  • Vận dụng tư duy phân tích, phán đoán,  phản biện và giải quyết vấn đề vào các tình huống trong lĩnh vực Thủy sản
  • Tư vấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
  • Nghiên cứu khoa học ứng dụng trong nuôi trồng thuỷ sản
  • Quản trị kinh doanh trong nuôi trồng thủy sản

1.3. Thái độ

  •  Ý thức trách nhiệm công dân và đạo đức nghề nghiệp, hành vi bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong hoạt động sản xuất và nuôi thủy sản
  • Ý thức khởi nghiệp và học tập suốt đời

2. NGÀNH THÚ Y

2.1. Kiến thức

  •  Áp dụng các kiến thức toán, khoa học vào lĩnh vực thú y
  •  Áp dụng các kiến thức cơ sở ngành vào lĩnh vực thú y
  •  Áp dụng kiến thức về chính trị, văn hoá, xã hội vào lý giải các vấn đề thực tiễn
  •  Áp dụng kiến thức về môi trường và pháp luật chuyên ngành vào lĩnh vực thú y
  •  Điều trị bệnh trên gia súc gia cầm
  •  Kiểm dịch gia súc, gia cầm
  •  Phòng chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm
  •  Kiểm soát giết mổ súc sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người.
  •  Tư vấn kỹ thuật chăn nuôi và thú y về gia súc gia cầm

2.2. Kỹ năng

  •  Vận dụng các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và viết báo cáo
  • Thành thạo trong làm việc độc lập và làm việc nhóm
  •  Đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành Thú y
  •  Vận dụng kỹ năng tư duy phân tích, phán đoán, phản biện và giải quyết vấn đề vào các tình huống trong lĩnh vực Thú y
  •  Nghiên cứu khoa học và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực Thú y
  • Quản lý sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi thú y

2.3. Thái độ:

  • Thể hiện trách nhiệm công dân và ý thức bảo vệ môi trường.
  • Thích ứng với môi trường làm việc, thể hiện sự tôn trọng các giá trị đạo đức nghề nghiệp, chủ động và thể hiện tác phong công nghiệp trong làm việc
  • Ý thức luôn tìm tòi học hỏi để phát triển bản thân và nghề nghiệp

3. NGÀNH NÔNG NGHIỆP

3.1. Về kiến thức

  • Có kiến thức về nguyên lý phát triển và các quy luật biến đổi về kinh tế, xã hội trong nông nghiệp nông thôn từ đó xác định được định hướng, chiến lược phát triển;
  • Có kiến thức cơ bản về kỹ thuật nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản nhằm hỗ trợ, tư vấn và hoạch định chiến lược phù hợp;
  • Có kiến thức về pháp luật và chính sách của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân;
  • Có kiến thức về phương pháp nghiên cứu, sử dụng các công cụ trong tiếp cận, đánh giá, quản lý các dự ánTổ chức và quản lý các loại hình sản xuất trong cộng đồng nông thôn;

3.2. Về kỹ năng

  • Truyền đạt thông tin liên quan phát triển nông thôn;
  • Chẩn đoán, sắp xếp các nhu cầu ưu tiên trong quy hoạch phát triển;
  • Hoạch định, tổ chức phát triển nông thôn ở cấp cộng đồng làng xã, huyện, tỉnh và vùng;
  • Chuyển giao các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất trên các địa bàn sinh thái khác nhau; phát triển nông nghiệp nông thôn;
  • Dự đoán tình hình phát triển kinh tế-xã hội, nông nghiệp và nông thôn; tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển có hiệu quả, đảm bảo tính bền vững;
  • Nghiên cứu tìm ra các giải pháp tác động vào cộng đồng góp phần nâng cao đời sống và phát triển năng lực của cộng đồng ở nông thôn;

3.3. Cơ hội nghề nghiệp

  • Người tốt nghiệp chuyên ngành Phát triển Nông thôn có khả năng và cơ hội làm việc
  • Trong các cơ quan quản lý nhà nước và chuyên ngành, tổ chức tư vấn, đoàn thể xã hội
  • Tiếp tục học tập trình độ sau đại học các chuyên ngành Phát triển Nông thôn, Hệ thống Nông nghiệp, Kinh tế nông nghiệp, Quản trị Kinh doanh… tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước
  • Thực hiện các nghiên cứu các chuyên sâu về kỹ thuật nông nghiệp, kinh tế-xã hội, nông nghiệp và nông thôn.

4. NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

4.1. Về kiến thức:

  • Có kiến thức cơ bản về toán học, hóa học và sinh học, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.
  • Có những kiến thức cần thiết cho một kỹ sư chuyên ngành Công nghệ thực phẩm như: trong lĩnh vực bảo quản, chế biến thực phẩm, phát triển sản phẩm mới; kiến thức về dinh dưỡng trong đời sống, các yếu tố tác động đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm trong chế biến; các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm và an toàn thực phẩm; có khả năng giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.
  • Có kiến thức về các phần mềm hỗ trợ tính toán ứng dụng trong xử lý thống kê số liệu thực nghiệm: IRRISTAST, SPSS, Eview.

4.2. Về kỹ năng

  • Bảo quản sản phẩm nông – thuỷ sản thực phẩm
  • Chế biến sản phẩm nông – thuỷ sản thực phẩm
  • Áp dụng vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Kiểm tra chất lượng thực phẩm.
  • Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong nhà máy chế biến thực phẩm
  • Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
  • Xử lý các tình huống cơ bản trong sản xuất thực phẩm công nghiệp
  • Tư vấn dinh dưỡng
  • Quản lý chất lượng thực phẩm
  • Có khả năng tham gia nghiên cứu và viết báo cáo khoa học.
  • Có kỹ năng sử dụng hiệu quả thiết bị, máy móc chuyên dùng trong lĩnh vực chuyên môn.

5. NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

5.1. Kỹ năng:

  • Phân tích và đánh giá chất lượng môi trường để quản lý môi trường.
  • Vận dụng một số văn bản pháp lý về môi trường như: luật, thông tư, nghị định…. đang được áp dụng để quản lý môi trường.
  • Nhận diện các vấn đề môi trường để đề xuất các giải pháp về công nghệ xử lý và quản lý môi trường.
  • Tham gia các hoạt động tư vấn khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ  môi trường.
  • Thiết kế triển khai các công trình xử lý môi trường: xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, đất và chất thải rắn.
  • Kỹ năng văn phòng: Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng để soạn thảo các văn bản, hợp đồng, xử lý số liệu trên máy tính;
  • Kỹ năng trình bày và giao tiếp: Có khả năng giao tiếp, thuyết trình;
  • Kỹ năng làm việc: Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với tập thể;
  • Kỹ năng nghiên cứu: Có khả năng tự học, nâng cao kiến thức phục vụ công tác;
  • Kỹ năng xử lý, giải quyết các vấn đề, các tình huống phát sinh trong thực tế.

6. NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC

6.1. Kiến thức:

  • Có kiến thức về cơ sở ngành và chuyên ngành sâu về lĩnh vực Công nghệ Sinh học từ sinh học phân tử, kỹ thuật gen đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học ứng dụng vào y dược và nông nghiệp.
  • Sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng mềm mà đặc biệt là khả năng giao tiếp, sử dụng anh văn và tin học tốt trong giải quyết vấn đề có liên quan đến công nghệ sinh học và trong giao tiếp.
  • Tích lũy được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh;

6.2. Kỹ năng:

  • Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành công nghệ sinh học trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền.
  • Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, đọc hiểu và trình bày kết quả nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ sinh học dưới dạng bài báo cáo hoặc bài báo để đăng trên tạp chí khoa học trong và ngoài nước.

6.2.1. Kỹ năng cứng:

  • Tham gia vận hành, quản lý sản xuất ở các nhà máy cơ quan trạm trại hoạt động về hoặc liên quan đến công nghệ sinh học.
  • Có khả năng phân tích và giải thích các số liệu thu được, áp dụng các kết quả thí nghiệm để cải tiến quy trình trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học.
  • Có khả năng lựa chọn và áp dụng kiến thức kỹ thuật, kỹ năng và các công cụ kỹ thuật hiện đại của ngành Công nghệ Sinh học vào các hoạt động kỹ thuật công nghệ.
  • Có khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết các sự cố cơ bản trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học.
  • Có khả năng truyền đạt hoặc trao đổi các vấn đề chuyên môn bằng nhiều hình thức. Có khả năng chọn lọc và sử dụng các tài liệu kỹ thuật tham khảo thích hợp.
  • Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã được học vào thực tiễn công việc. Có khả năng hình thành ý tưởng liên quan đến chuyên môn và triển khai nghiên cứu.

6.2.2. Kỹ năng mềm:

  • Kỹ năng văn phòng: Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng để soạn thảo các văn bản, hợp đồng, xử lý số liệu trên máy tính;
  • Kỹ năng trình bày và giao tiếp: Có khả năng giao tiếp, thuyết trình;
  • Kỹ năng làm việc: Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với tập thể;
  • Kỹ năng nghiên cứu: Có khả năng tự học, nâng cao kiến thức phục vụ công tác;
  • Kỹ năng xử lý, giải quyết các vấn đề, các tình huống phát sinh trong thực tế.

6.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các sinh học làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.

6.4. Cơ hội nghề nghiệp

  • Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ công nghệ sinh học sẽ có các cơ hội làm việc tại:
  • Các nhà máy xí nghiệp, công ty và khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực công nghệ sinh học.
  • Các Viện, Trường, Sở, Ban, Ngành và Trung tâm nghiên cứu khoa học của các Tỉnh, Thành phố.

7. NGÀNH CHĂN NUÔI

7.1. Kiến thức và kỹ năng

  • Phòng, điều trị bệnh, chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi.
  • Bào chế, sản xuất các dạng thuốc thông thường và một số dạng thuốc mới.
  • Xử lí các trường hợp ngộ độc dược phẩm.
  • Tư vấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng và điều trị bệnh trên vật nuôi.

7.2. Cơ hội việc làm

  • Làm việc tại các cơ quan Nhà nước (trường đại học, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,…).
  • Chuyên viên kỹ thuật về phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi.
  • Công ty sản xuất kinh doanh về thuốc thú y và thức ăn gia súc, công ty giống vật nuôi.
  • Các bệnh xá thú y hoặc hành nghề bác sĩ thú y tư nhân.
  • Cán bộ kỹ thuật các công ty sản xuất hóa chất, thuốc thú y.

B. CHUẨN ĐẦU RA BẬC THẠC SĨ

1. NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 1. Về kiến thức và kỹ năng:

  • Có kiến thức cao vững vàng về các khái niệm, các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu – phát triển nông thôn bền vững. Trong đó, các vấn đề nổi bật nhất liên quan phát triển nông thôn ở Việt Nam và ĐBSCL sẽ được đặc biệt quan tâm.
  • Có kỹ năng tốt trong chẩn đoán, sắp xếp các nhu cầu ưu tiên trong việc hoạch định và tổ chức phát triển nông thôn bền vững ở các cấp cộng đồng làng xã, huyện, tỉnh và vùng.
  • Có khả năng cao trong tham mưu cho lãnh đạo địa phương về hoạch định và quản lý các chương trình, các dự án liên quan đến phát triển nông thôn.

2. NGÀNH THỦY SẢN

  • Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên có khả năng:
  • Nghiên cứu độc lập hoặc thảo luân với những người cùng chuyên môn các vấn đề về sản xuất giống và nuôi thương phẩm; dinh dưỡng và thức ăn; quản lý môi trường và dịch bệnh thủy sản.
  • Phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin về Nuôi trồng Thủy sản và đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học;
  • Ứng dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong giải quyết các vấn đề thực tiễn trong Nuôi trồng Thủy sản
  • Đề xuất, đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Nuôi trồng Thủy sản
  • Thích nghi với môi trường làm việc tự định hướng phát triển và hướng dẫn người khác trong lĩnh vực Thủy sản.
  • Điều hành và Quản lý các hoạt động Nuôi trồng Thủy sản
  • Ý thức khởi nghiệp và học tập suốt đời

3. NGÀNH THÚ Y

3.1. Về kiến thức:

  • Học viên được nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn Thú y, nắm vững nguyên lý, kiến thức chuyên sâu để phát hiện và ngăn ngừa dịch bệnh, bảo vệ đàn gia súc; kiểm tra, phòng chống những bệnh truyền lây từ động vật sang người. Bên cạnh đó, học viên sẽ được bổ sung kiến thức về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn các sản phẩm động vật và y tế cộng đồng. Học viên được đào tạo có thể nghiên cứu khoa học và ứng dụng các công nghệ tiên tiến phục vụ ngành nghề thú y trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu, giảng dạy, phòng chống, chẩn đoán và điều trị bệnh trên động vật.

3.2. Về kỹ năng:

  • Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;
  • Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ;

3.3. Về thái độ:

  • Đào tạo người học có ý thức, trách nhiệm và tác phong học tập nghiêm túc cũng như ý thức bảo vệ sức khỏe vật nuôi, môi trường và sức khỏe cho bản thân và xã hội. Ngoài ra, giúp cho học viên có thái độ cẩn thận và nghiêm túc khi tiếp xúc với trang thiết bị, dụng cụ, hoá chất và vi sinh vật trong phòng thí nghiệm cũng như khi tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi.

C. CHUẨN ĐẦU RA BẬC TIẾN SĨ

1. NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1.1. Về kiến thức

1.1.1. Kiến thức chung:

  • Kiến thức về kinh tế – xã hội,
  • Ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật
  • Tiếp cận cộng đồng và thể chế nông thôn.

1.1.2. Kiến thức nhóm cơ sở ngành:

  • Có kiến thức về các lý thuyết phát triển kinh tế, xã hội, chính sách và các kiến thức nâng cao khác để đánh giá tình hình kinh tế – xã hội ở nông thôn và phân tích chính sách, các nhân tố ảnh hưởng hiện trạng xã hội.
  • Các kiến thức cốt lõi về nguyên lý phát triển và những quy luật biến đổi kinh tế, xã hội trong nông nghiệp nông thôn, từ đó xây dựng được định hướng kế hoạch chiến lược pháp triển địa phương và vùng.

1.1.3. Kiến thức chuyên ngành:

  • Vận dụng những nguyên lý phát triển, phương pháp nghiên cứu, những công cụ tiếp cận, xây dựng, phân tích, đánh giá và quản lý các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn.

1.1.4. Kiến thức học phần và chuyên đề tiến sĩ:

  • Vận dụng được kiến thức các học phần như: Kế hoạch và chiến lược phát triển, đánh giá nông thôn, lập và quản dự án phát triển, sinh kế bền vững, chính sách phát triển Nông nghiệp và nông thôn, các thể chế chính sách, phát triển nông thôn toàn diện …
  • Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi NCS tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của NCS, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học (dựa vào tiểu luận tổng quan NCS phải có khả năng phân tích, đánh giá các công trình đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đề tài luận án, nêu nhưng vấn đề còn tồn tại), từ đó giúp NCS giải quyết một số nội dung của đề tài luận án.

1.1.5. Yêu cầu đối với luận án:

  • Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Phát triển nông thôn phải có phát hiện mới hoặc có các đề xuất mới hoặc tạo ra các sản phẩm ứng dụng mới về vấn đề khoa học Phát triển nông thôn dựa trên các bằng chứng điều tra hoặc thực nghiệm đảm bảo độ tin cậy về mặt khoa học. Các nghiên cứu trong luận án phải được thực hiện bởi chính nghiên cứu sinh.
  • Nghiên cứu sinh phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế, cần viết rõ ràng, ghi chú rõ nguồn tài liệu tham khảo.
  • Luận án phải được viết bằng hai ngôn ngữ của chính tác giả (NCS), một viết bằng tiếng Việt và một tiếng Anh. Luận án tiếng Anh được gởi đi chấm độc lập bởi chuyên gia trong hoặc ngoài nước. Khi có kết luận thì mới được tổ chức hội đồng cấp cơ sở.

1.1.6. Yêu cầu về số lượng và chất lượng của các công trình khoa học công bố

  • Trên cơ sở những quy định chung của Bộ Giáo dục – Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh, người NCS ngành Phát triển nông thôn phải hoàn thành yêu cầu công trình khoa học sau:
  • Hoàn thành các học phần bổ sung, các học phần ở trình độ tiến sĩ quy định.
  • Công bố tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trong đó có 01 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus hoặc đã công bố tối thiểu 02 báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 02 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện;
  • Báo cáo bảo vệ thành công luận án của nghiên cứu sinh đã được Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ và cấp trường.

1.2. Về kỹ năng

  • Phân tích chính sách, xây dựng kế hoạch, vận hành và kiểm soát các hoạt động trong phát triển Nông nghiệp và nông thôn.
  • Tổng hợp được tình hình kinh tế xã hội, nông nghiệp và nông thôn từ đó tổ chức xây dựng và thực hiện, quản lý các chương trình, dự án phát triển hiệu quả và bền vững.
  • Phân tích vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn từ đó tìm ra những giải pháp phát triển nhằm vào nâng cao năng lực và đời sống của người dân và cộng đồng.
  • Có kỹ năng nghiên cứu khoa học độc lập và đào tạo nguồn nhân lực, có phương pháp làm việc nhóm,
  • Có kỹ năng giao tiếp và trình bày các bài tham luận và báo cáo khoa học bằng tiếng Anh trong nước và Quốc tế lĩnh vực Phát triển nông nghiệp nông thôn.

1.3. Về năng lực

  • Nghiên cứu tìm những giải phát phát triển sáng tạo các vấn đề trong nông nghiệp và nông thôn địa phương và của vùng.
  • Đưa ra ý tưởng, những quyết định về phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn mới mang tính chuyên gia.
  • Có năng lực so sánh các chính sách Phát triển nông thôn với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước ASEAN.
  • Có khả năng nhạy bén trong phản biện, góp ý đấu tranh với các chính sách không phù hợp trong Phát triển nông thôn.
  • Quản lý nghiên cứu, có trách nhiệm cao để vận dụng các lý thuyết phát triển nông thôn một cách sáng tạo.
  • Báo cáo được các bài tham luận hội nghị, hội thảo Quốc tế bằng tiếng anh, có thể phản biện thảo luận bằng tiếng anh lưu lót.

1.4. Về đạo đức

1.4.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

  • Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp, có thái độ tôn trọng sự thật khách quan, bản chất của vấn đề trong phát triển nông nghiệp và nông thôn.
  • Quan điểm rõ ràng về phục vụ phát triển nông thôn Việt Nam, đặc biệt vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

1.4.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

  • Có năng lực hoạt động chuyên môn, phương pháp làm việc khoa học.
  • Có khả năng nghiên cứu tự nghiên cứu và khả năng làm việc theo nhóm.
  • Có triển vọng phát triển về chuyên môn với tính cách, trí tuệ, sự rõ ràng về ý tưởng đối với các mong muốn đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sỹ, tính khả thi trong kế hoạch để đạt những mong muốn đó và những tư chất cần có của một nghiên cứu sinh.

1.4.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

  • Học viên phải có thái độ khiêm tốn, năng động, tham gia, hòa nhập với cộng đồng địa phương.
  • Học viên không lạm dụng trong sử dụng các nguồn tài chánh trong quản lý thực thi nhiệm vụ.

2. NGÀNH THÚ Y

2.1. Về kiến thức

2.1.1. Kiến thức chung:

  • Có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực khoa học chuyên ngành; có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo; làm chủ được các giá trị cốt lõi, quan trọng trong học thuật; phát triển các nguyên lý, học thuyết của chuyên ngành nghiên cứu; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường; có tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh;

2.1.2. Kiến thức nhóm cơ sở ngành:

  • Có kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực khoa học chuyên ngành, có kiến thức tổng hợp về pháp luật, tổ chức quản lý và bảo vệ môi trường.

2.1.3. Kiến thức chuyên ngành:

  • Có kiến thức chuyên môn sâu về thú y trong chẩn đoán và phòng trị bệnh cho động vật nhằm phân tích các vấn đề phức tạp và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề; sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực chuyên môn.

2.1.4. Kiến thức học phần và chuyên đề tiến sĩ:

  • Chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học.

2.1.5. Yêu cầu đối với luận án:

  • Luận án tiến sĩ là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đó chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn (đáp ứng được mục tiêu) vấn đề đặt ra của đề tài luận án.

2.1.6. Yêu cầu về số lượng và chất lượng của các công trình khoa học công bố

  • Tham dự hoặc báo cáo tại Hội thảo chuyên ngành trong nước hoặc ngoài nước;
  • Bài báo công bố: kết quả nghiên cứu của NCS phải công bố ít nhất hai bào báo trên tạp chí khoa học nằm trong danh mục Tạp chí được Hội đồng Giáo sư Nhà nước đánh giá điểm tối đa 1 điểm và được hội đồng chuyên ngành tiến sĩ quy định hoặc 1 bài báo Quốc tế (chỉ số ISI).

2.1.6.1. Về kỹ năng:

  • Có kỹ năng phát hiện, phân tích các vấn đề phức tạp, có khả năng nghiên cứu độc lập và đưa ra được các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề; sáng tạo tri thức mới trong lĩnh vực chuyên môn; có khả năng thiết lập mạng lưới hợp tác quốc gia và quốc tế trong hoạt động chuyên môn; có năng lực tổng hợp trí tuệ tập thể, dẫn dắt chuyên môn để xử lý các vấn đề quy mô khu vực và quốc tế;
  • Có kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu được các báo cáo phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, bao gồm cả việc trao đổi học thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành. Có thể giao tiếp, trao đổi học thuật bằng ngoại ngữ ở mức độ trôi chảy, thành thạo với người bản ngữ. Có thể viết được các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên ngành; có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, phân tích quan điểm về sự lựa chọn các phương án khác nhau;

2.1.6.2. Về năng lực:

  • Có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; rút ra những nguyên tắc, quy luật trong quá trình giải quyết công việc; đưa ra được những sáng kiến có giá trị và có khả năng đánh giá giá trị của các sáng kiến; có khả năng thích nghi với môi trường làm việc hội nhập quốc tế; có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể; có năng lực đưa ra được những đề xuất của chuyên gia hàng đầu với luận cứ chắc chắn về khoa học và thực tiễn; có khả năng quyết định về kế hoạch làm việc, quản lý các hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức, ý tưởng mới, quy trình mới.

2.1.6.3. Về đạo đức:

  • Đào tạo người học có ý thức, trách nhiệm và tác phong nghiên cứu và học tập nghiêm túc cũng như ý thức bảo vệ sức khỏe vật nuôi, môi trường và sức khỏe cho bản thân và xã hội.
  • Nghiên cứu sinh cần có kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng nghề nghiệp và tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức chuyên ngành thú y để tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn.